3DS: Quá khứ khó khăn và tương lai nhiều thử thách.

Cửa hàng game Nintendo nShop

luonggiavu

Nấm nhỏ
Chương một: Một console lai tạp.
Trái với sự xuất hiện, Nintendo 3DS không nhất thiết phải là người kế nhiệm tinh thần của DS. Mặc dù với hình dáng bên ngoài, có thể chắc chắn một điều 3DS là bản sao chính xác của DS. Nó chơi được game DS và kết hợp công nghệ cảm ứng tương tự như trên máy DS đã quá phổ biến. Nhiều tính năng khác của 3DS cũng đang phát triển theo hướng cách tân như trên DS. Đáng chú ý nhất là khả năng giao tiếp không giây luôn ở trạng thái “on”.
Tuy nhiên, điều mà 3DS không tiếp tục mang theo từ DS, linh hồn của người của người tiền nhiệm bán chạy nhất chính là thiết kế. DS có lẽ là biểu hiện tuyệt vời duy nhất của triết lý “phần cứng sáng tạo thành công nhất” của Nintendo đã có từ lâu, theo nguyên lý của Gumpei Yokoi là “Tư duy bên công nghệ phổ thông”_Yokoi là một trong những nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất của Nintendo, người dẫn đầu đội ngũ tạo ra kiệt tác Game Boy. Tiền đề phía sau luận điểm của ông là phương pháp lý tưởng để tạo ra các trò chơi tuyệt vời hay những đồ chơi không quá lạm dụng công nghệ tiên tiến đang phổ biến trong các sản phẩm cho người trưởng thành.
Công nghệ “phổ thông”, theo quyển Game House của Yokoi, là phần cứng chỉ cần đạt tới một mức độ nhất định của sự chin muồi và đã phổ biến, có thể mua được dễ dàng và không mắc lắm. Có tính năng và tiềm năng phát triển cho kỹ sư phần cứng và lập trình phần mềm là tốt như nhau, thay vì tập trung vào khả năng xử lý mạnh mẽ, Yokoi thừa nhận, các nhà phát triển của Nintendo khao khát được mang các ứng dụng mới và thú vị vào các thiết bị khiêm tốn –Tập trung vào thiết kế sáng tạo thay vì phô trương về mặt thị giác, cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo và giải trí thú vị với chi phí thấp nhất.
Máy chơi game Game Boy chính là đại diện cụ thể mà Yokoi đã đặt triết lý của mình vào việc tạo ra nó. Nó chạy trên một biến thể của bộ xử lý Z-80 có giá thành rẻ và tương thích tốt. Màn hình Game Boy tối không màu, chỉ có màu xám và xanh. Tuy nhiên, nó đã phá hủy đối thủ cạnh tranh với công nghệ vượt trội đầy màu sắc thời bấy giờ là hệ thống Lynx và Game Gear, bởi vì nó rẻ tiền hơn, thời gian sử dụng lâu chỉ với vài cục pin AA và có bộ xử lý vừa đủ để giải trí với những trò chơi hấp dẫn. Tuổi thọ của hệ thống chơi game này thậm chí gây ngạc nhiên cả Nintendo khi trò chơi Pokémon đã đem đến cho Game Boy một sức sống mới lúc nó sắp sửa về hưu.
Nintendo DS, dù được phát triển sau khi Yokoi mất, là một ví dụ hoàn hảo hơn của tư duy bên cái gọi là công nghệ phổ thông này. Hệ thống này được công bố sau PSP, nhưng nó ngang nhiên cạnh tranh mặc dù yếu thế hơn so với hệ thống của Sony. Bên cạnh PSP, DS dường như bị lép vế, giống như món đồ chơi trẻ con với thiết kế hai màn hình khác thường. Thế nhưng nó chính xác là điều game thủ mong muốn. Sự sáng tạo mới lạ đem lại kinh nghiệm thú vị về cách trải nghiệm trò chơi. Vì nó học hỏi từ máy chơi game điện tử đầu tiên đầy sáng tạo của Yokoi. Đó là dòng máy Game & Watch.
Dòng Game & Watch bao gồm một màn hình LCD đơn giản kết hợp với hoạt động giống như đồng hồ đeo tay kỹ thuật số rẻ tiền: Chứng minh một điều công nghệ đơn giản nhưng được sử dụng một cách sáng tạo. Với cách thức như vậy, DS chính là con cháu của Game Boy và Game & Watch. Cung cấp công nghệ chỉ vừa đủ (bộ xử lý đủ mạnh để xử lý game đa giác thời gian thực) nhưng sáng tạo triệt để với công nghệ cơ bản này. Trong trường hợp này là màn hình cảm ứng.

Chương hai: Nghi vấn trong dòng họ.
Triết lý cơ bản trong thiết kế phần cứng của 3DS có vẻ chia sẻ rất ít điểm chung với các nguyên tắc của Yokoi. Mặc dù cũng có chút ít công nghệ phổ thông ở đây nhưng hệ thống mạnh hơn đáng kể so với PSP. Bộ nhớ RAM lớn và quan trọng hơn hết là một màn hình sắc nét có khả năng hiển thị đồ họa 3D mà không cần đeo kính hỗ trợ. Máy 3DS không phải là hệ thống chơi game 3D đầu tiên nhưng nó là hệ thống đầu tiên cung cấp hiệu ứng 3D không cần phải bổ xung phần cứng cần thiết. Một công nghệ có thể nói là bắt đầu gây được nhiều sự chú ý nhưng chưa phổ biến rộng rãi lắm. Và thêm vào đó, 3DS được phát hành như là thiết bị chơi game cầm tay đắc nhất từ trước tới nay mà Nintendo từng bán ra, 249$, cao hơn 100$ so với DS và nhiều hơn hệ thống DSi LL phát hành năm ngoái 70$.
3DS được tung ra với mức giá của hệ thống console gần đây của Nintendo, hầu như không thấy dấu hiệu nào mang thiết kế ngày nay với công nghệ tiện dụng. Nó thực sự là một sản phẩm mang khía cạnh hoàn toàn khác so với quá khứ của Nintendo. Một trong số chúng đã từng chịu số phận hẩm hiu khi đi trước thời đại như vậy, khi không áp dụng triết lý công nghệ phổ thông: Nỗi ám ảnh của Nintendo với hình ảnh 3D.
Nintendo đã quan tâm tới công nghệ 3D từ hơn 20 năm trước bằng việc phát hành game 3D Hot Rally vào năm 1988. Một game dạng đua xe 8 bit chỉ được xuất xưởng tại Nhật Bản. Thất bại của nó khiến Nintendo phải xem xét lại khả năng áp dụng 3D cho người sử dụng tại Mỹ. Như cặp kính sử dụng với một cổng đặc biệt chỉ có trên hệ thống Famicon của Nhật Bản, trong khi hệ thống giống như vậy tại Mỹ là NES thì không có. Tổng cộng có 4 trò chơi sử dụng hiệu ứng 3D được sản xuất và chỉ có Square's Rad Racer là được phát hành tại Mỹ. Tuy nhiên nó được thay đổi bằng cặp kính anaglyphic (đỏ và xanh) lỗi thời hơn so với công nghệ màn trập tinh thể lỏng đang được áp dụng tại Nhật Bản.
Không may thay, 3D Hot Rally là thành công gần nhất mà Nintedo đã từng có với công nghệ 3D và hoàn toàn không được biết đến với những fan hâm mộ Nintendo ngoài Nhật Bản. Sản phẩm được biết đến nhiều hơn là Virtual Boy, nhưng đây lại được xem là một thất bại xiểng liểng của Nintendo. Lịch sử thực sự đằng sau Virtual Boy có lẽ sẽ không bao giờ được biết đến bên ngoài công ty này, nhưng sản phẩm đã được bán rất nhiều ra thị trường, có thể là để cắt giảm các tổn thất về chi phí trong việc phát triển nó. Hoặc là có tin đồn rằng đây là dự án con cưng của Yokoi. Thiết bị này bị thất bại nặng nề tại các điểm bán lẻ và hậu quả thấy rõ nhất là Yokoi phải rời khỏi công ty.
Ngày nay, hầu hết mọi người quan tâm đến Virtual Boy như là một điều thuận tiện để nhắc nhở những người khác rằng ngay cả Nintendo cũng không phải là không thể mắc sai lầm. Bạn muốn làm mất uy tín một dự án sắp tới của Nintendo? Hãy gọi nó là “Dự án tiếp theo Virtual Boy”.
Và 3DS thực sự là sự xuất hiện thứ hai sau Virtual Boy, mặc dù ở đây không có ý nghĩa miệt thị đâu nhé. Nintendo đã có nhiều nỗ lực để mang lại hình ảnh 3D cho các game thủ trong một hình thức hấp dẫn hơn thông qua Virtual Boy và 3DS là điều đầu tiên trong những nỗ lực đó để vượt qua dạng nguyên mẫu này.

---------- Post added at 02:10 PM ---------- Previous post was at 02:07 PM ----------

Chương ba: Chiến trường gian nan.
Người sáng tạo ra trò chơi EarthBound, Shigesato Itoi gần đây nói đùa rằng sự thất bại của Virtual Boy sẽ làm Nintendo thận trọng hơn trong việc sử dụng hiệu ứng 3D và đó là sự thật. Không giống như thiết kế chưa từng thấy của Virtual Boy - nó không phải là một thiết bị cầm tay hay console – 3DS có vẻ bề ngoài rất hấp dẫn và cảm giác rất giống DS. Để lại một chút nghi vấn về bản chất của nó: Phải chăng đây là hệ thống chơi game cầm tay bắt chước mù quáng đường nét và bố cục của một hệ thống đã được hàng trăm ngàn người biết và yêu thích. Cách tiếp cận của Nintendo trong việc trình diễn 3DS là hoàn toàn bảo thủ.
Nhưng có quá bảo thủ không? Hãy để tâm tới những nhà phê bình. 3DS phản ánh tâm lý thiết kế console ngày nay mà không quan tâm tới số tiền phải trả thực tế của các game di động hiện đại. Đặc biệt, mô hình phân phối của hệ thống được xây dựng xung quanh khái niệm về các điểm bán lẻ là trung tâm, trong khi các ngành công nghiệp đang ngày càng di chuyển theo hướng phân phối sản phẩm số. Game trên hệ điều hành Windows đang đổ xô ồ ạt theo hướng trên và Apple được đồn đại là không tiếp tục bán phần mềm đóng hộp trong các cửa hàng bán lẻ của mình nữa khi họ tạo ra App Store Mac. Trong mảng console, Microsoft và Sony đang gia tăng cung cấp các trò chơi mới thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến của họ.
Chỉ có Nintendo là chưa giao kèo gì về vấn đề này. Kênh mua sắm trên Wii và DSi thì cồng kềnh trong việc sử dụng và phạm vi hạn chế, chỉ cung cấp các trò chơi nhỏ hay phát hành lại các game cổ điển thông qua việc download. Nintendo đã từ chối bình luận về kế hoạch cụ thể việc phân phối số, nhưng 3DS rõ ràng là đang xây dựng xung quanh việc mua bán lẻ. Chi tiết của cửa hàng trực tuyến 3DS vẫn còn mơ hồ, và các dịch vụ download dường như sẽ giống với các hệ thống khác của Nintendo: phần mềm nhỏ, kinh phí thấp và các trò chơi classic hay, đơn giản, nhưng không phải là một trò chơi đầy đủ.
Điều này có thể đặt 3DS vào một vị trí không vững chắc trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh chính của nó sẽ là các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS của Apple và NGP của Sony, cả hai đều cung cấp (hoặc chắc chắn sẽ có) các tính năng phân phối sản phẩm số mạnh mẽ. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn là iOS and NGP sẽ lất lướt DS ở những vị trí thích hợp. Hệ thống của Sony, máy chơi game cầm tay có sức mạnh tương đương PS3, không nghi ngờ gì nữa đó mới chính là thiết bị chơi game đúng nghĩa đối với các game thủ thực sự. Trong khi đó, IOS đã ngày càng bắt đầu vượt qua các hệ thống của Nintendo trong việc lựa chọn các trò chơi casual. Game thủ chơi casual được định nghĩa là những người chỉ thích chơi những game đơn giản, có tính gây nghiện và thoải mái chơi bất cứ đâu trên một thiết bị duy nhất mà họ đang sử dụng cho cả các nhu cầu khác như: điện thoại, duyệt web, chụp hình và nghe nhạc xem phim hơn là lê lết thêm một thiết bị nặng hơn, to hơn mà chỉ có một mục đích duy nhất là chơi game.

---------- Post added at 02:18 PM ---------- Previous post was at 02:10 PM ----------

Chương bốn: Khác biệt – Nhưng đã đủ khác biệt chưa?
Dĩ nhiên, điểm tương đồng giữa Virtual Boy và 3DS hoàn toàn không tồn tại. Ngoài tính di động và hiệu ứng 3D, hai thiết bị này gần như không có điểm gì chung. Thậm chí tính “di động” của Virtual Boy chỉ mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà thôi. Trái lại, 3DS là một thiết bị cầm tay thực sự. Ngay cả công nghệ tạo hiệu ứng 3D của hai hệ thống này cũng hoàn toàn khác nhau, Virtual Boy sử dụng một hệ thống vật lý phức tạp liên quan đến gương trong khi 3DS sử dụng màn hình phân lớp. Chỉ có một điểm yếu duy nhất mà hai thiết bị có chung là…tuổi thọ pin.
Bên cạnh việc đưa ra những lời dối trá về kích thước, trọng lượng và yêu cầu pin trong khái niệm của tính di động, dường như nằm ngoài thị trường game năm 1995. Mặc dù được coi là hệ thống 32 bit, khả năng trình diễn hình ảnh của nó có nhiều điểm chung với máy Game Boy già cỗi: sử dụng các bóng đèn LED màu sắc vào thời điểm đó, hệ thống chỉ có thể cho ra hình ảnh đơn sắc với 2 màu đỏ và đen. Việc điều khiển nó không thoải mái và một số game khi chơi yêu cầu sử dụng D-pad thứ hai. Với những khuyết điểm này, việc trình diễn hiệu ứng 3D rất giống một thiết kế sử dụng trong trường học gọi là “VR headset”. Thiết bị này bắt buộc người sử dụng nó phải trùm toàn bộ khuôn mặt của họ khi chơi. Tất cả những điều này có âm mưu làm cho Virtual Boy giống như một thiết bị đến từ tương lai nhưng lại là một máy chơi game nghèo nàn. Nintendo có vẻ cũng đồng ý với điều này. Trong bài báo gần đây, một quan chức cao cấp của công ty là Shigeru Miyamoto đã chuyển vai trò của Virtual Boy thành một món đồ chơi hơn là một nền tảng chơi game độc lập. Nói cách khác, ý tưởng này dường như là để đặt lên vai trò của Virtual Boy trong sự phát triển của công nghệ chơi game 3D.
Thực sự không cần phải đọc lại những phần trên, nháy mắt cũng có thể thấy sự khác biệt của hai thiết bị này là khá rõ ràng. 3DS được cho là thiết bị chơi game mạnh mẽ nhất mà Nintendo đã từng sản xuất, với đồ họa mạnh hơn đối thủ Wii thậm chí khi không có hiệu ứng 3D. Nó thực sự gây ấn tượng với những công nghệ tích hợp: bao gồm con quay hồi chuyển, chức năng không dây thụ động và chức năng camera 3D. Thậm chí trước cả khi phát hành, các sản phẩm phần mềm của nó còn mạnh hơn cả những gì mà Virtual Boy mơ ước, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của bên thứ ba.
Tuy nhiên, 3DS còn có một chặng đường đầy khó khăn phía trước. Bên cạnh các mối đe dọa của sự cạnh tranh khốc liệt về giá trên gian hàng iOS của Apple và hỗ trợ công nghệ cực cao của NGP, cũng là lịch sử đối mặt với chính anh em của mình. Đến nay, các phần cứng tiếp theo của phiên bản cũ, Nintendo chưa bao giờ đạt được thành công như các nền tảng mà họ sáng tạo ra đầu tiên. Ví dụ như hệ máy Super NES không bán chạy bằng NES, mặc dù có số lượng cao hơn Nintendo 64, và điều này lập lại với Nintedo 64 và GameCube. Trên mặt trận di động, con số bán ra của Game Boy Advance chỉ là cái bóng nhợt nhạt của bản gốc Game Boy. Chỉ đến khi Nintendo đã phá vỡ lời nguyền này (với DS và Wii) thì doanh số bán hàng của họ mới lên được tới đỉnh.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Có hay không việc 3DS sẽ mang lại những ý tưởng mới vào thị trường thiết bị cầm tay để một lần nữa thay đổi cách mọi người chơi game. Cho dù bạn muốn coi 3DS như là sản phẩm kế thừa tinh thần của DS, hay Virtual Boy, hoặc là một cái gì đó mới hoàn toàn. Thì phần còn lại của câu trả lời sẽ là có hay không việc xác định được nó có phải là một cái gì đó độc đáo, thú vị và có sức hấp dẫn to lớn.

---------- Post added at 02:23 PM ---------- Previous post was at 02:18 PM ----------

Lịch sử áp dụng công nghệ 3D thất bại của Nintendo.
3DS đơn giản chỉ là nỗ lực mới nhất của Nintendo trong việc mang lại hiệu ứng 3D vào quá trình chơi game. Đáng ngại là không ai trong số chúng đặc biệt thành công. Có thể 3DS cũng đi theo xu hướng này chăng?

Famicom Grand Prix II: 3D Hot Rally – 1988
Nỗ lực đầu tiên của Nintendo để tạo ra hình ảnh 3D đến dưới hình thức của một trò chơi đua xe_3D Hot Rally. Trò chơi dựa trên viêc sử dụng một kính đeo mắt lập thể để cho ra hiệu ứng hình ảnh 3D. Với việc màn trập trên mỗi mắt luân phiên đóng, mở được đồng bộ với một màn hình nhấp nháy để tạo ra ảo giác về chiều sâu. Cả kính đeo và trò chơi chỉ phát hành tại Nhật Bản.

Virtual Boy - 1995
Trong nhiều năm, Virtual Boy được coi là thất bại lớn nhất của Nintendo, mặc dù sự quan tâm đủ để công ty quyết tâm minh oan cho nó bằng cách phát hành 3DS như là để thay thế vị trí mà Virtual Boy đã rời đi. Đối với tất cả các thiếu sót của mình - thiếu màu sắc, có xu hướng gây mỏi mắt, thiết kế cồng kềnh – Virtual Boy có rất nhiều điểm phù hợp với triết lý của Yokoi: sử dụng công nghệ rẻ tiền để làm nên những điều thú vị. Hệ thống sử dụng đèn LED và gương để mô phỏng hình ảnh 3D.

Game Boy Advance 3D.
Một vài năm trước đây, Kuwahara Masato làm việc tại Nintendo cho biết họ đã thử nghiệm một màn hình cảm ứng thêm vào cho GBA. Và điều này có thể cuối cùng đã phát triển thành DS. Đáng ngạc nhiên hơn, theo tiết lộ mới đây của chủ tịch Satoru Iwata rằng, công ty cũng đã cố gắng tạo ra một thiết bị ngoại vi để cung cấp mô hình 3D trên dòng GBA SP. Mặc dù cuối cùng, điều này đã tiến triển theo cách của rất nhiều sản phẩm thí nghiệm khác, chỉ phát triển nội bộ trong Nintendo. Thực ra độ phân giải của GBA cũng quá nghèo nàn để tạo ra một hiệu ứng 3D thuyết phục.

GameCube LCD
Nintendo cũng đã cố gắng đưa công nghệ 3D vào hệ thống GameCube, dưới hình thức một màn hình LCD nhỏ gắn với hệ thống. Theo Iwata, GameCube hoàn toàn có khả năng dựng hình 3D đầy đủ để xuất ra, và công ty thậm chí đã có một phiên bản demo của Luigi's Mansion chạy dưới dạng 3D. Tuy nhiên cuối cùng tiện ích 3D này được chứng minh là tốn kém vô lý và đã bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là tại một nơi nào đó trong trụ sở chính của Nintendo có một phiên bản 3D đáng thương Mansion Luigi đang cầu xin được chuyển đổi qua nền tảng mới 3DS ...

DS bí ẩn.
Khi Nintendo lần đầu tiên công bố DS, họ chỉ đề cập đến tính chất hai màn hình của hệ thống mà không cung cấp một hình ảnh thực tế về nó. Điều này dẫn đến một số dự đoán rất thú vị, bao gồm một báo cáo của tạp chí GMR moi được những tin đồn rằng Nintendo đã hợp tác với Sharp về công nghệ màn hình LCD 3D cho hệ thống trong tương lai và đoán rằng "màn hình kép" của DS sẽ sử dụng hai màn hình kẹp với nhau của Sharp để tạo ra một hiệu ứng 3D. Cuối cùng, báo cáo hóa ra là sai lầm về DS ... nhưng nó đã cung cấp một gợi ý mà không lâu sau đó công nghệ đằng sau 3DS đã được chẩn bị tại Nintendo.

THE END

Nguồn: 1UP
 

B.Giovanni

Nấm bình thường
Không phải, đây chỉ là bản giới thiệu đầu tiên thôi. Khi ra mắt có thay đổi khác đi chút ít.
Đây mới là bản phát hành chính thức ra thị trường.
Ôi zài ơi , biết rồi =.='' , tôi đang có đây này , bạn chỉ cần trả lời là bản giới thiệu thôi là mình hiểu rồi \m/
 
^ thì nó chính là ds fat chứ gì nữa mà trong forum mình có ai chơi virtual boy chưa,nhìn nó giống console lai handheld:myemo0106:
 

mariobeo

Thành viên lâu năm
Cái Virtual Boy chỉ đc bán ra có 800k chiếc, nghĩa là cực kì hiếm, có thể coi là báu vật với những ai sưu tầm đồ của Nintendo :myemo0111:
Ai muốn biết Virtual Boy tệ thế nào có thể xem clip này :myemo0138:
[YOUTUBE]x6bVfVsdpnw[/YOUTUBE]
 
Đúng là 3DS là bước đi mạo hiểm, mình cũng lo vì ngoài công nghệ 3D (cũng đã là cũ ở Nhật), còn lại chức năng khá lai tạp. Nó như đang cố gắng để thành 1 hệ máy multimedia, nhưng hơi nửa vời tẹo. Khả năng nghe nhạc đáng lẽ phải hơn thế vì CPU đủ mạnh để xử lý lossless, chụp ảnh bình thường vì chỉ 0.3mpx, ít nhất là có auto-focus (có lẽ thế vì nghe nói dùng màn hình cảm ứng để lấy tiêu cự, như iphone 4 lấy tiêu cự bằng màn cảm ứng).
Tuy vậy với sự phát triển của công nghệ 3D thì mình không còn lo lắng về việc thất bại như virtue boy, mà 3D cũng là điểm chính của máy, với sự phát triển của công nghệ thì không phải lo lắng gì nữa.
 

honquoc

Thành viên lâu năm
3ds chính vẫn là nhắm vào game hơn là đa phương tiện ..........công nhận camera xí mụi thiệt (nhưng chơi game ngon rồi).
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top