6 điều thú vị về Game Freak, nơi đã tạo ra Pokemon

Cửa hàng game Nintendo nShop


Sau khi khởi nghiệp là một tạp chí game tự xuất bản với tên gọi “Game Freak” trong những năm 80, thì nhà sáng lập Satoshi Tajiri và Ken Sugimori đã hợp lực mở một công ty game với cùng tên đó ngày 26/4/1989. Một sự chuyển hướng khá mạnh mẽ khi từ tạp chí trở thành công ty làm game.

Một trong những tựa game đầu tiên của Game Freak là trò chơi giải đố tên Quinty (Mendel Palace) cho máy NES. Công ty sau đó được thuê để phát triển các game kiểu giải đố khác cho Nintendo, bao gồm cả Yoshi’s Egg (Yoshi ở bản US, Mario & Yoshi ở EU) cho máy NES và Game Boy năm 1991 và Mario & Wario cho SNES năm 1993.

Vào tháng 2 năm 1996, Game Freak tung ra game Pokemon đầu tiên, bản Red và Green trên Game Boy ở Nhật Bản, sau đó là tới phương tây vào tháng 9 và 10 năm 1998. Sau đó họ trở thành huyền thoại...

Để kỷ niệm 30 năm thành lập công ty, tạp chí Famitsu đã tổng hợp 6 điều thú vị về Game Freak mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng điểm qua nhé.

[COLOR=rgb(65, 168, 95)]Fact #1 – Tajiri-san trước đây từng là nhà báo viết tin game và thậm chí còn có đăng bài trên tạp chí Famitsu số đầu tiên[/COLOR]



Trước khi thành lập Game Freak (công ty), Satoshi Tajiri là một cây bút viết về game nhờ kinh nghiệm trong việc tự xuất bản của mình. Anh còn dùng bút danh là “Game Freak” như bạn thấy ở góc phải bên trên của hình. Anh thậm chí còn viết bài cho Weekly Famitsu, sau đó được gọi là Famicom Tsuushin.

[COLOR=rgb(65, 168, 95)]Fact #2 – Game Freak có văn phòng theo chủ đề không gian[/COLOR]

Văn phòng của Game Freak được trang trí theo chủ đề không gian, vũ trụ. Ở bàn tiếp tân là mô hình trái đất rực sáng. Mỗi phòng họp được đặt tên theo một hành tinh như Sao Mộc, Sao Thổ, Gaia.


Họ thậm chí còn có các phòng nhìn chẳng giống trong một công ty chút nào. Có vẻ làm việc trong phòng này sẽ kích thích khả năng sáng tạo hơn chăng.


Thêm một điều nhỏ là nhân viên của Game Freak không được mang giày trong văn phòng, tương tự như luật không mang dép ở nhà vậy. Lý do đằng sau là do trước đây, Game Freak không bắt đầu như một công ty thông thường, mà nó giống kiểu làm video game tại nhà hơn (giống kiểu indie ngày nay). Bạn có thể gọi nó là một phần của văn hóa ở Game Freak, bắt đầu với những thứ nhỏ bé, khiêm tốn như tạp chí tự xuất bản.

[COLOR=rgb(65, 168, 95)]Fact #3 – Chiêu “Volt Tackle” của Pikachu là sự gợi nhớ về Pulseman[/COLOR]

Có một câu chuyện sau chiêu thức “Volt Tackle” (ボルテッカー/Volteccer trong tiếng Nhật) mà Pikachu, Raichu, lẫn Pichu có thể học được. Đó là một sự liên kết với tựa game đi cảnh mà Game Freak đã phát triển năm 1994 cho máy Sega Mega Drive.


“Volt Tackle” nguyên gốc được dùng bởi nhân vật chính của game đó - Pulseman, người có thể tự do di chuyển giữa thế giới thực và thế giới ảo trong máy tính bằng cách biến mình thành một quả cầu điện năng.


Ở bản game Pokemon của Nhật, tàu S.S. Anne sa hoa được ghi là サント・アンヌ号, dịch ra là St. Anne/Annu. Cái tên “Saint Anne” là tên của chiếc máy tính trong Pulseman.

[COLOR=rgb(65, 168, 95)]Fact #4 – Văn phòng và nhân viên của Game Freak xuất hiện trong game Pokemon[/COLOR]

Trong Pokémon Red/Green/Blue/Yellow và Pokémon Gold/Silver/Crystal, bạn có thể tới Celadon City, vào Celadon Condominiums, lên tầng 3 và tham quan Game Freak Development Room. Ở đây bạn có thể nhận chứng chỉ kỷ niệm khi đã hoàn thành Pokédex của mình.


Hình ảnh từ Pokemon Let's Go trên Nintendo Switch

Các phiên bản game Pokemon khác cũng có sự xuất hiện của văn phòng Game Freak, nhưng không phải bản nào cũng có. Trong Pokémon Ruby & Sapphire và Pokémon X & Y bạn có thể gặp được nhân viên Game Freak đang ở một khách sạn. Bạn có thể thực sự đấu với các trainer là nhân viên của Game Freak trong Pokémon Black & White, Pokémon Black 2 & White 2, Pokémon Sun & Moon, và Pokémon Ultra Sun & Ultra Moon.


Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như battle director Shigeki Morimoto đã xuất hiện qua nhân vật “Morimoto,” game designer Koji Nishino làm “Nishino” trong Pokémon Black 2 & White 2, và Pokémon Ultra Sun & Ultra Moon thì có director Kazumasa Iwao trong vai “Iwao.”

[COLOR=rgb(65, 168, 95)]Fact #5 – Mỗi nhân viên Game Freak có một hình Pokemon trên danh thiếp của mình[/COLOR]

Mỗi nhân viên Game Freak sẽ được gắn với một hình ảnh Pokemon khác nhau trên danh thiếp. Khi người mới gia nhập công ty, họ có thể chọn Pokemon đại diện cho mình, miễn là chưa ai lấy Pokemon đó. (Mấy Pokemon nổi tiếng, hiếm chắc nhân viên cấp cao lấy hết rồi)

Có thời điểm công ty chỉ dùng Pokemon của vùng Kanto. Một trong những thành viên sáng lập Game Freak, Junichi Masuda, là người duy nhất được đặc cách có 2 Pokemon đại điện trên danh thiếp của mình. Đó là Pikachu & Pichu.

[COLOR=rgb(65, 168, 95)]Fact #6 – Game Freak có một hệ thống được gọi là “Game Minister”[/COLOR]

Có một hệ thống trong Game Freak mà các "bộ trưởng" không chỉ giới hạn ở video game, mà còn cả board game, card game. Họ đều được nhìn nhận là "bộ trưởng game", và từ đó họ sẽ tổ chức các sự kiện cùng với những nhân viên khác. Chúng ta từng thấy một số dịp như Shigeki Morimoto chơi trò chơi. Hay Morimoto làm về battle trong Pokemon rất có khả năng về chiến thuật, không chỉ ở video game, mà còn những trò chơi nhóm như Mafia, Werewolf. Nói chung là bạn chơi giỏi, bạn sẽ được làm "bộ trưởng".

[URL='https://www.nshop.com.vn/pages/pokemon-center'][B][SIZE=22px]Ghé thăm Pokemon Center với hàng trăm sản phẩm đẹp mắt[/SIZE][/B][/URL]

 
Sửa lần cuối:

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Mua máy PS4 tại nShop

Banner Blog 4

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Gundam Plaza

Gundam Plaza

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top