3DS Bravely Default – (Where the F)airy (F)lies – Tiên nữ tung cánh

Cửa hàng game Nintendo nShop

Bravely Default – Where the Fairy Flies



Phát triển:Silicon Studio/Square Enix

Phát hành:Square Enix/Nintendo

Ngày phát hành: 11/10/2012

Thể loại: Turn-based J-RPG (Nhập vai đánh lượt phong cách Nhật Bản)

Đạo diễn: Kensuke Nakahara

Sản xuất: Akihiko Yoshida

Kịch bản: Naotaka Hayashi

Nhạc: Revo


Hả? Bravely Default? Cái gì thế?


Vâng, Bravely Default, cái tên tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng game thủ đam mê J-RPG sở hữu Nintendo 3DS. Cuối cùng họ có thể yên tâm rằng thời kì khó khăn của 3DS đã qua, và những game chất lượng cao đang đợi chờ. Game được coi như là một phiên bản nối tiếp thành công của Final Fantasy The Four Heroes of Light trước đó trên hệ máy Nintendo DS. Sau khi vắt sữa xong cái tên Final Fantasy trên hệ máy cầm tay thì có lẽ Square Enix đã chán và đặt luôn cái tên mới cho game.

Vậy game có gì mà khiến mọi người quay cuồng như vậy? Cốt truyện, gameplay hay âm nhạc? Và quan trọng hơn là lý do nào mà mấy thím ở Square Enix lại đặt ra được cái tên Bravely Default thế? Chúng ta cùng tìm hiểu nào.


Thuyết đa vũ trụ, Haruhi endless eight, đúng vậy đấy


Có lẽ mọi người chả ai đả động tới cái phần thông tin game ở trên kia. Nếu có đọc thì vài người sẽ nhận ra cái tên Naotaka Hayashi. Đúng đó, Chaos;Head, Steins;Gate và Robotics;Notes. Hãy sẵn sàng bộ não của bạn để bị bất ngờ và thử thách lòng kiên nhẫn với game (Cộng với một đường truyền Wifi ổn định để đọc guide). Đừng để bị lừa bởi bộ mặt đáng yêu của các nhân vật (Mình nhấn mạnh phần này vì chính mình đã dính bẫy).




Nói tóm lại thì cốt truyện cũng giống như những game Final Fantasy khác, có điều game được đặt một cái tên tối nghĩa. Thế giới ở bờ vực thảm họa diệt vong bởi thế lực bóng tối trỗi dậy. Người anh hùng chỉ là một cậu nhóc bình thường nhưng được số phận sắp đặt. Những người bạn đồng hành mỗi người một nguồn gốc, một số phận, một tính cách, nhưng đến với nhau một cách rất lạ kì, và càng gắn bó với nhau qua cuộc phiêu lưu đầy gian truân nhằm tìm cách phục hồi thế giới. Đây là điều mà mình cực kì thích ở cốt truyện của game đó là không chỉ có 1, mà là toàn bộ 4 nhân vật đều là người hùng chính. Bằng một cách rất ngẫu nhiên mà họ gặp nhau, mỗi người một vẻ, một ý định, nhưng cuối cùng vẫn sát cánh cùng nhau đến một mục đích chung. Các nhân vật khác nhau hoàn toàn, nhưng lại được gắn kết với nhau rất tự nhiên. Nhân vật đầu tiên xuất hiện là Agnes, một nữ tu ở ngôi đền gió. Tiếp đến là Tiz, một cậu bé (thực ra cũng 16 rồi) chăn cừu bình dị. Cắt cảnh, người thứ 3 xuất hiện, Ringabel, một tay chơi đầy cá tính nhưng lại bị mất trí nhớ. Cuối cùng là Edea, công chúa của đất nước Eterrnia. Cả 4 người được hỗ trợ bởi một tiên nữ tên Airy nhằm phục hồi sức mạnh cho 4 viên pha lê, hồi sinh thế giới.

Thế nhưng, đơn giản vậy sao?


4 con người, 4 nguồn gốc nhưng được số phận sắp đặt


Đã hiểu cái tên Bravely Default, nhưng mà đặt tên buồn cười thế?

Sau khi chơi game thì mình "Ồ" lên một tiếng: Hóa ra gameplay là lý do game có cái tên "củ chuối" Bravely Default. Game thuộc thể loại turn-based, nhảy lên đánh nhảy về ăn đòn. Nếu muốn ăn đòn nhẹ thì đỡ. Tuy nhiên hệ thống Brave và Default khiến cho việc đỡ đòn trở nên quan trọng hơn và linh họat hơn. Mỗi lần Default (Chính là đỡ) thì nhân vật sẽ được tăng một Brave Point. Brave Point này sẽ được sử dụng để tấn công Brave hoặc dùng phép cần đến Brave Point. Điều hay ở đây là khi Brave, nhân vật sẽ có thêm một lượt, và đây là một ưu thế rất lớn trong trận đấu, giúp người chơi kết hợp các loạt phép có sức sát thương lớn hoặc đem lại lợi thế lớn chỉ trong một lượt đánh. Kể cả khi không đủ Brave Point thì nhân vật vẫn có thể Brave hoặc xài phép cần đến Brave Point, nhưng lượng Brave Point sẽ trở thành số âm, và nhân vật sẽ mất lượt và không thể tấn công cho tới một hoặc nhiều lượt sau khi Brave Point hồi phục. Nói tóm lại, hệ thống này giống như việc cố ngậm cục tức (Default cho đủ Brave Point) sau đó xả hết giận vào kẻ địch (Brave). Default càng trở nên hữu ích hơn trong những trận đánh trùm, khi mà thi thoảng có những đòn "đập phát đi luôn" của trùm. Lúc này khi Default thì mức sát thương giảm đáng kể mà lại được tăng Brave Point.



Default chịu đấm


Rồi Brave hưởng xôi


Một điều nữa khiến cho mình tốn tới 100 giờ chơi với Bravely Default đó là hệ thống kết hợp job cực kì đa dạng. Thử tưởng tượng một ngày đẹp trời, Black Mage, người đảm nhiệm hầu hết phép nguyên tố, bị tẩn tới tấp vì chỉ số phòng thủ kém. Bất chợt sau đó đèn trong phòng sáng trưng: Nếu kết hợp với Knight thì sao nhỉ? Vậy là chuyển sang job chính là Knight, thừa hưởng phòng thủ cao nhất, và còn lại sử dụng skill của Black Mage để tấn công nguyên tố. Chưa hết, ngoài đó, anh Knight-Black Mage có thể kết hợp cùng ability tăng MP (mana hoặc magic point) của Summoner để bù lại chỉ số MP thấp của job Knight chính. Và đó chỉ là một trong những kết hợp đầy ngẫu hứng mà người chơi có thể làm trong game. Mỗi khi đánh trùm khác nhau, người chơi lại có cách kết hợp job khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.



Hệ thống job đa dạng


Một yếu tố nhỏ mà không nhỏ nữa đó là special attack. Cái này thì tất nhiên JRPG nào cũng có rồi. Đây là đòn tấn công mạnh nhất và đồng thời tạm thời tăng chỉ số của cả đội, chỉ được kích hoạt sau khi một vài điều kiện được đáp ứng như Heal 5 lần hay Brave 3 lần. Kết hợp với Bravely Second, một loại microtransaction item (người chơi có thể tăng bằng cách cho máy sleep hoặc mua bằng tiền thật), special attack có thể đạt chỉ số rất cao, vượt qua mức 9999 bình thường (khi không dùng Bravely Second). Tất nhiên, một số special attack khác không tấn công mà lại heal, revive hoặc tăng chỉ số. Mình lại nhớ lại anh bạn cùng lớp cũng chơi Bravely Default, và mình há hốc mồm khi một đòn tấn công mà anh chàng tạo được tận dụng special attack và Bravely Second đạt tới hơn 14000.


Kame kame ha!


Nhắc tới bạn bè, Bravely Default tận dụng hết mức khả năng Streetpass mới của 3DS. Đại khái thì Tiz cần tìm thêm người đến làng và xây lại làng, qua streetpass (duh). Mỗi lần streetpass, ngôi làng hiện tại tăng thêm người, và những người làng này có thể xây lại cửa hàng vũ khí hay item. Khi hoàn thành, những cửa hàng này sẽ thi thoảng tặng người chơi các item cần thiết, và sẽ có những vũ khí mới có thể mua được. Ngoài ra, người chơi có thể add friend với người chơi đó để liên kết job ability với nhân vật đó, hoặc sau này summon người chơi đó để tấn công giúp (và người chơi cũng có thể gửi đòn tấn công cho người chơi kia). Người chơi cũng có thể add friend online thay vì streetpass nếu lười không muốn bước chân ra ngoài. Tuy nhiên, những cú streetpass này cũng đem tới những con quái vật vào làng, và người chơi có thể tấn công chúng để cày cuốc (và người chơi cũng có thể gửi quái vật hiện đang có ở làng tới người chơi khác). Chính vì cần phải xây làng để unlock item nên mình phải làm mọi cách để tìm được streetpass bằng cách mang máy khắp nơi và ra ngoài liên tục. Một cách khá hay để đẩy người chơi ra khỏi nhà.


Xây dựng từ đống đổ nát

À mà, nhớ thử tính năng AR của game nhé. Đặt thẻ trên bàn và thử hướng máy từ dưới lên nhé (nhắc nhỏ).


Một vở kịch đáng yêu (và rất tăm tối)

Nói đến đồ họa, ai mới nhìn game chắc cũng ờ và à bởi phong cách nghệ thuật của game. Nhân vật được thiết kế theo phong cách chibi chứ không đập chai xinh xắn như các game JRPG khác. Môi trường game cũng không hoàng tá tràng với model 3D đầy polygon hay texture độ phân giải cao. Thậm chí mình còn nghe vài người nói rằng game chán vì đồ họa không đẹp và không có phim cắt cảnh ảo như Final Fantasy X. Thực sự cần chơi game mới hiểu được game. Bravely Default không được thiết kế để như bộ phim, mà là một vở kịch. Nhân vật dù thiết kế đơn giản nhưng đầy cá tính và biểu cảm. Còn môi trường, những ai chê xấu mời nhỏ thuốc mắt 3 lần sau đó đi khám mắt. Đúng với một vở kịch, background của những ngôi làng hay bên trong kiến trúc nhà đều được vẽ tay rất đẹp. Những hiệu ứng trong game tuy không nổ tung trời như Call of Duty hay phim của Michael Bay nhưng được chăm chút tốt và rất hứng thú. Toàn bộ được kết hợp với 3D của máy khiến cho những bức tranh 2D càng trở nên sống động.



Hiệu ứng đầy “hư cấu”


Background vẽ tay tuyệt đẹp

Nhắc nhỏ tiếp, đồ họa của game ở phần AR cũng “ảo” lắm đó.


Ớ? Attack on Titan à


Vâng, các fan anime khi nghe xong nhạc game chắc cũng tự hỏi câu trên. Không đúng và đúng. Đó là nhạc của Bravely Default, nhưng được viết bởi Sound Horizon, ban nhạc viết nhạc cho anime Attack on Titan, vốn nổi tiếng với những bản Alternative Rock sôi động. Một trong những điều mình yêu thích nhất trong nhạc game đó là những bản character theme song lúc thực hiện special attack. Mỗi bản nhạc thể hiện chính xác tính cách của từng nhân vật. Bản nhạc của Tiz là tiếng sáo và kèn mộc mạc và giản dị. Agnes là tiếng violin và piano thanh tao và trong sáng. Ringabel đầy cá tính và lãng tử với tiếng accordion và guitar acoustic. Còn bản nhạc của Edea chứa đầy sự hứng khởi và trẻ trung của một cô gái trẻ đặt những bước chân đầu tiên ra thế giới, với tiếng guitar điện và kèn saxophone ngẫu hứng.

Tiz mộc mạc và giản dị

Agnes thanh tao và trong sáng

Tay chơi Ringabel cá tính và lãng tử

Edea đầy hứng khởi và sự trẻ trung


Và một điều nữa, boss battle theme song. Đây là một trong những yếu tố cực kì quan trọng của nhạc game JRPG, và Bravely Default không thất vọng người chơi với những bản nhạc sôi động với tiết tấu nhanh mạnh nhưng chi tiết và lắt léo, tạo cảm giác hưng phấn nhưng có luôn nhắc người chơi cẩn thận với những nguy hiểm trước mắt. Thậm chí sau khi mình nghe xong battle theme của Bravely Second, phần 2 của Bravely Default, mình phải ôm mặt thất vọng với nhạc của Bravely Second vì những giai điệu của Bravely Default không còn, và nhạc của Bravely Second thì không đạt được mức độ tinh tế như của Bravely Default.


Tiến lên nào! Nhưng cũng hãy cẩn thận!


Giọng lồng tiếng? Khỏi phải nói. Cả phần lồng tiếng Anh và Nhật đều rất tốt, dù cá nhân mình thích giọng lồng tiếng Nhật hơn vì hợp nhân vật. Cũng như character theme song, các nhân vật game được thổi hồn bởi những đoạn lồng tiếng rất biểu cảm. Nhiều lúc mình đỏ mặt ngượng vì nghe giọng của Edea quá dễ thương, hoặc là giọng ngây ngô của Tiz.


Một ý tưởng đơn giản tạo nên đột phá lớn


Ý tưởng của Bravely Default không có gì quá mới và quá phức tạp, chỉ là sự nâng mức của hệ thống đánh-lĩnh đòn và job có mặt bao đời nay trên game JRPG, nhưng tạo nên một bước tiến lớn cho hệ thống gameplay. Game là một câu truyện đầy bất ngờ được thể hiện bằng một vở kịch với dàn diễn viên và sân khấu đáng yêu, cộng với nhạc nền đầy hứng khởi. Bravely Default là một game JRPG rất dễ làm quen nhưng cần tới luyện tập để thành thục. Những ai sở hữu 3DS và yêu thích JRPG nên để mắt tới Bravely Default. Dù game không đầy sự phức tạp trong hệ thống chỉ số hay không có đồ họa hoành tráng, nhưng chính sự tối giản này tạo nên sự gần gũi cho người chơi, khiến người chơi nhẹ nhàng nhập tâm vào game, nắm chắc cơ bản và tự do nâng cao trình độ.

Gameplay: 10/10

Đồ họa: 10/10

Âm thanh: 10/10

Tổng điểm: 10/10


MUST PLAY! BADASS SEAL OF APPROVAL
Hình ảnh được lấy từ Google.
 
Sửa lần cuối:

Ryan

Nấm nhỏ
Lần đầu chơi thì thấy mấy chap cuối cũng hơi nhàm, nhưng chơi lại lần 2 với chỉ mỗi hard mode mới thấy cũng ko nhàm lắm :D chap 6 sẽ có các rương xanh cho đồ xịn, vừa đi đánh boss vừa mở nốt rương, các đoạn đánh boss cốt truyện khác ban đầu ( ví dụ như 2 boss white mage và monk cùng giả chết, và sau đó hú hí với nhau :P ) , vừa đánh vừa xem cũng đc :v .
chap 7 là vô số thử thách với các màn boss chung tay hấp diêm mình nhưng chỉ đến chap 8 mới thực sự là hấp ( trước đó mới là vờn ) với hẳn 1 trận 4 boss. và boss cấp hard thì khỏi nói, chơi chiến thuật kinh vồn, rất đáng để thử sức và học hỏi kinh nghiệm build đội hình từ chúng :D
Game cũng có trùm ẩn là tên save game với con cáo quen thuộc như ở FF 4 heroes of light =)) nhưng bản này chúng trâu hơn nhiều :v
ngoài ra nếu chơi chung với bạn bè còn thách nhau ai làm đc max dame 999 999 trước cơ :P
nhạc thì hay khỏi nói, cách chơi mới lạ độc đáo, game tương đối dài là điều mình rất thích vì nếu ngắn quá dễ gây hụt hẫng cho những người chơi J-RPG quen thuộc
game đỉnh .

Tks vì bài reveiw công phu :D
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top