Devil Survivor và dòng game Megami Tensei

Cửa hàng game Nintendo nShop

Tirexxx

Khủng long chân dài
Thành viên BQT
DEVIL SURVIVOR
VÀ DÒNG GAME MEGAMI TENSEI




Điều gì tạo nên sức hấp dẫn cho Devil Survivor, hơn là các tựa game khác cùng thể loại.

:: Nhập vai chiến thuật - Một mảnh đất thưa thớt cư dân

Thể loại ‘Nhập vai chiến thuật’ (Strategy RPG - còn gọi là SRPG) là một trong những thể loại được xem là kén người chơi nhất của video game. Thể loại này đòi hỏi ở người chơi sự tỉ mỉ, nhẫn nại, một chút tính toán lô-gíc trong từng lượt đi, và cả trong mỗi trận đánh (battle strategy). Ngoài ra, người chơi cũng phải bám sát nội dung câu chuyện mà tựa game muốn kể với họ, để có thể cảm nhận được đầy đủ sự hấp dẫn lôi cuốn của tựa game ấy.

Chính vì thế muốn thành công, một tựa game Nhập vai chiến thuật phải hội đủ những điều khiện cần, và đòi hỏi ở "người kể chuyện" phải một ‘cái duyên’ nữa.

:: Đã từng có sự thất bại...

Namco x Capcom là một tựa game thuộc thể loại trên, được Monolith Soft phát triển dành cho nền máy PlayStation 2, phát hành vào năm 2005, và chỉ có phiên bản tiếng Nhật. Với cách chơi là nhập vai/theo lượt (RPG/tactical), tựa game này từng gây được ít nhiều sự chú ý trong khoảng thời gian đầu ra mắt. Tuy nhiên, sau đó không lâu, nó lại bị nhiều người chơi xem như là ‘một thảm họa’ của thể loại Nhập vai chiến thuật dành riêng cho thị trường Nhật Bản (Japanese Strategy RPGs), và của cả thể loại Nhập vai chiến thuật nói chung.


Cốt truyện xoay quanh 02 nhân vật Reiji Arisu và Xiaomu. Họ là những thành viên của một nhóm đặc nhiệm, có tên gọi là Shinra - Chuyên theo đuổi những vụ ‘bê bối’ có liên quan đến thần linh và ma quỉ. Câu chuyện bắt đầu từ vụ án ‘Ngủ gật hàng loạt’ ở phố Shibuya. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, vụ này là cả một ‘mớ bòng bong’ đằng sau nó. Các nhân vật sẽ lần lượt xuất hiện, là người tốt hay kẻ xấu, tất cả đến từ nhiều khoảng thời gian/không gian khác nhau. Người chơi dễ dàng nhận ra những nhân vật rất chính quen thuộc, trong nhiều tựa game đã phát hành của cả 02 hãng Namco và Capcom.

Namco x Capcom nhận được 28/40 điểm của tuần báo chuyên đề về videogame là Fanitsu. Tựa game nhanh chóng dẫn đầu trong danh sách tổng hợp doanh số bán hàng tại Nhật, trong tuần lễ phát hành đầu tiên, với 87.223 bản được bán ra. Sau 06 tháng, doanh số của tựa game này là khoảng 131.615 bản, xếp vào danh sách những tựa game bán chạy dành cho hệ máy Playstation 2 (PlayStation 2 the Bestbuy) - lập cùng năm đó.

Trong suốt quá trình chơi game, tựa game mang đến một cảm giác... nặng nề, gây khó chịu cho người chơi. Và cảm giác ấy cứ lập đi lập lại như thế! Hơn nữa, người chơi lại bị làm cho thất vọng, bởi vì: Hệ thống chiến đấu không hấp dẫn, như trong đoạn‘quảng cáo’ (trailer video clip). Ngay từ những giờ chơi đầu của game, người chơi sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: Cách thức tương tác (the active) không hay, và hệ thống chiến đấu kết hợp (combo-based combat mode) khá lằng nhằng.

Chỉ thế thôi, cũng đủ không giành được thiện cảm của người chơi rồi! Mà điều này ngày càng trở nên ‘khủng khiếp’ hơn, khi nó cứ thế tiếp tục lập lại một cách nhàm chán, thách thức ‘sự chịu đựng’ của người chơi.

:: Devil Survivor - Mang nhiều nét riêng.

Không hề ‘dính’ phải bất cứ một khuyết điểm nào, từ ‘thảm họa’ trên. Devil Survivor đến từ hãng Atlus, hội tụ nhiều yếu tố đủ để có thể giành lấy các điểm số đánh giá một cách thuyết phục, và được xem là thành công với thể loại game Nhập vai chiến lượt ‘khó xơi’ này.

Devil Survivor còn mang những nét ‘duyên’, đầy quyến rũ rất riêng! Để có được một con số không nhỏ những người yêu thích, bất chấp các tựa game khác cùng thể loại.


Loại bỏ hầu hết các yếu tố chủ quan, khi so sánh DeS với các tựa game cùng thể loại, để thấy được rằng những phiên bản của dòng game Devil Survivor thật sự đã và đang tạo ra được rất nhiều điều, và mang lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người hâm mộ. Đồng thời, cuốn hút được cả những người mới chơi.

Để làm được điều này, có lẽ nhóm phát triển chắc hẳn đã phải làm việc với một sự quyết tâm và lòng đam mê lớn. Đồng thời, cho thấy họ đã có sự lựa chọn, tính lũy và vận dụng một cách khéo léo những kinh nghiệm tinh túy, kết hợp với những đặc trưng của thể loại SRPG một cách hoàn hảo nhất.

Điểm đặc trưng đầu tiên phải kể đến, đó là trong mỗi trận đánh của Devil Survivor, màn hình chiến đấu được chuyển sang góc nhìn thứ nhất (first-person RPG battle screen). Theo đó, 02 bên (đối thủ/người chơi) có là 06 đối tượng tham chiến chia đều cho mỗi bên, tức là mỗi nhóm sẽ có tối đa là 03 đối tượng. Đối với nhóm chiến đấu của người chơi, nhân vật chính sẽ được xếp vị trí ở giữa, tương ứng với vị trí này của bên địch sẽ là tướng lĩnh của nhóm quái vật. Nếu đối tượng ở vị trí giữa bị tiêu diệt, thì ngay lập tức nhóm tham chiến ấy sẽ bị loại khỏi trận đấu.


Đây là một điểm mạnh trong cách chơi, vì người chơi hoàn toàn có thể quyết định kết thúc sớm một trận đối đầu, hay ‘hành’ đối thủ kiểu ‘mèo vờn chuột’ nếu họ muốn. Điều này không tìm thấy ở các tựa game cùng thể loại khác, những trận chiến thường phải kéo dài. Có khi đến mức gọi là ‘lê thê’, khiến người chơi cảm thấy thụ động, chán hay thậm chí mệt mỏi. Không biết phải làm thế nào để kết thúc một cách nhanh-gọn, nhất là đối với những lần chơi lại.

Kế đến là, hệ thống phép thuật, trong đó sự tương khắc giữa các nhân tố của phép thuật khá rõ. Người chơi có thể nhận biết quái vật mà họ đang chiến đấu ‘thích’ hoặc ‘sợ’ nhân tố phép thuật nào nhất.

Tiếp nữa là, các quái vật trong DeS rất ‘tiến hóa’, có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ. Các nhân vật chính sẽ có thể thuyết phục các quái vật đứng về phe mình. Điều này rất ít gặp trong các tựa game khác cùng thể loại. Thường thì, các quái vật chỉ ‘lằm lằm lì lì’ tất công nhân vật của người chơi. Phần trí tuệ nhân tạo (AI - artificial intelligence) của các quái vật cũng là một điểm mạnh của DeS, các quái vật có thể sử dụng kết hợp một cách linh hoạt khả năng phép thuật của các thành viên trong nhóm của chúng, để không ít gây khó khăn cho người chơi: giảm phạm vi di chuyển, sử dụng những loại phép thuật mà nhân vật của người có khả năng kháng lại yếu, ‘bơm máu’ cho đồng đội, tăng sức sát thương...

Sau khi, người chơi ‘thu phục’ được các quái vật, họ có thể triệu hồi chúng để cùng chiến đấu. Hoặc hơn thế nữa, người chơi có thể thực hiện việc ‘lai ghép - kết hợp’ các quái vật mà họ thu phục được, để cho ra đời những quái vật mới. Người chơi còn có thể tự ý lựa chọn các phép thuật và kỹ năng đặc trưng để giữ lại trên quái vật mới, sau khi việc lai ghép hoàn tất.

Một điều thú vị nữa, đó là DeS mang giá trị ‘chơi lại’ rất cao, nhờ vào yếu tố ‘phi tuyến’ trong cốt truyện. Người chơi sẽ tự do lựa chọn, định hướng cho câu chuyện theo nhiều nhánh khác nhau. Hay nói cách khác, người chơi sẽ tự vẽ nên những đoạn thẳng nối các tình tiếc và sự kiện trong suốt câu chuyện, để đến được một trong nhiều đoạn kết tương ứng. Nhưng không vì thế mà cốt truyệt của DeS trở nên rời rạc. Ngược lại, đây là điểm mạnh của DeS, bởi tính ‘kết dính’ giữa các chi tiết hết sức tự nhiên, và không kém phần lôi cuốn.

Phần âm nhạc của DeS cũng đáng phải nhắc đến, và cũng là nét chấm phá quan trọng, để tựa game dễ dàng đi vào lòng người chơi.

Devil Survivor thuộc dòng game Megami Tensei, có 02 phiên bản chính là Megami Tensei: Devil Suvivor,Megami Tensei: Devil Survivor 2. Cả 02 phiên bản này đều dành cho máy chơi game cầm tay Nintendo DS, và được người chơi đánh giá cao. Ngoài ra, còn có một phiên bản được thực hiện lại (remake version) từ phiên bản Megami Tensei: Devil Survivor, dành cho máy Nintendo 3DS có tên là: Shin Megami Tensei: Devil Survivor Overclocked.


(phiên bản 1 và 2 của Devil Survivor trên máy Nintendo DS)


(... và Devil Survovir: Overclocked dành cho máy Nintendo 3DS -
một phiên bản đáng giá cho bộ sưu tập dòng Megami Tensei.)




:: Từ ‘Digital Devil Story’ đến ‘Megami Tensei’

Nói thêm về dòng game Megami Tensei (tên theo tiếng Nhật là: 女神転生 - Goddess Reincarnation - Sự hiện thân vị thần tính nữ), còn được gọi tắt là MegaTen. Thực hiện dựa theo cuốn tiểu thuyết nhiều tập có tên là Digital Devil Story của tác giả Aya Nishitani.


Phiên bản đầu tiên của dòng game này, được đặt theo đúng tên của cuốn tiểu thuyết, là: Digital Devil Story: Megami Tensei (デジタル・デビル物語 女神転生 - phiên âm: Dejitaru Debiru Sutōrī Megami Tensei). Mặc dù, hầu hết cả dòng game này được hãng Atlus phát hành, nhưng 02 phiên bản đầu tiên, trên máy chơi game Famicom, lại do hãng Namco đứng ra phát hành (vào thời điểm này, Namco còn được gọi với tên là Namcot.). Phát triển theo thể loại Nhập vai/Tìm đường (RPG - Dungeon crawl), 02 tựa game đầu tiên hoàn toàn tập trung vào đề tài chiến đấu với các quái vật và quỉ dữ. Về sau này, đề tài này cũng trở thành một yếu tố thương hiệu của cả dòng game.

Tại Nhật Bản, những tựa game Megami Tensei đã gặt hái được nhiều thành công về doanh số, và nhiều hiệu ứng thương mại khác. Những tựa game này thường được so sánh với các tựa game nổi tiếng khác, như là: Dragon Quest hay Final Fantasy. Megami Tensei tiếp tục được khai thác, và mở rộng thị trường bằng một số phiên bản tiếng Anh dành cho những thị trường ngoài Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Mỹ. Tất cả những phiên bản này cũng đã nhận được nhiều dấu hiệu phản hồi tích cực.

:: Các phiên bản chính của Shin Megami Tensei

1. Persona

[IMGalign="left"]http://i604.photobucket.com/albums/tt127/Tirexxx/Evoker.jpg[/IMGalign]
Một chuyển thể trong dòng game Megami Tensei, kể về một nhóm bạn trẻ ở độ tuổi trung học. Họ sở hữu khả năng triệu hồi những linh hồn, được gọi là những Persona. Tựa game đầu tiên có tên là Megami Ibunroku, và có phiên bản tiếng Anh được phát hành tại thị trường Mỹ, năm 1996, với tên: Revelations: Persona. Ba năm sau đó, tựa game thứ 02 của Persona được phát hành, chia làm 02 phần: Persona 2: Innocent Sin (phát hành năm 1999) và Persona 2: Eternal Punishment (phát hành năm 2000).

Đến năm 2006, Shin Megami Tensei: Persona 3 được giới thiệu đến người chơi, và đây cũng là phiên bản được cho là có nhiều thay đổi về thiết kế của dòng game. Người chơi vào vai một sinh viên trung học toàn thời gian. Sau giờ học ở lớp, nhân vật có thể tham gia một số các hoạt động, như là: đi xem phim, tán gẫu cùng bạn bè... Tất cả các hoạt động ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng chiến đấu của nhân vật. Trong phiên bản 3 này, nhân vật sử dụng một loại linh vật, gọi là Evoker - trông rất giống với khẩu súng, để triệu hồi các linh hồn. Cách dùng Evoker rất ấn tượng! Nhân vật sẽ chĩa ‘súng’ vào đầu mình, và bóp cò... Linh hồn sẽ hiện ra sau ‘phát súng’ ấy.

Shin Megami Tensei: Persona 4, phát hành năm 2008. Phiên bản này được làm mới phần chi tiết đồ họa trong các cuộc chạm trán (combat mode) trở nên hấp dẫn hơn phiên bản trước đó. Ở phiên bản 4, nhận vật không dùng các Evoker để thực hiện việc triệu hồi nữa. Mà thay vào đó, một linh vật mới được các nhân vật sử dụng, đó là: Torot cards.


2. Devil Summoner
Devil Summoner
được phát hành trên hệ máy Sega, với 02 tựa game: Shin Megami Tensei: Devil Summoner, năm 1995 và Devil Summoner: Soul Hackers, năm 1997. Bản chuyển thể này cũng thu hút được nhiều sự chú ý, bởi cốt truyện mới mẻ.

Đến năm 2006, dòng Devil Summoner mới được phát hành trở lại, với 02 phiên bản mới, đó là: Shin Megami Tensei: Devil Summoner: Raidou Kuzunoha vs. The Soulless Army; và Shin Megami Tensei: Devil Summoner 2: Raidou Kuzunoha vs. King Abaddon. Cả 02 phiên bản này đều dành cho máy PlayStatioin 2. Không giống bất kỳ một phiên bản nào trước đó, 02 tựa game này có cách chơi Hành động theo thời gian thực (realtime action).

Devil Summoner lấy cốt truyện rằng nhân vật chính Raidou Kuzunoha một thanh tra sống ở đầu thế kỷ 20, nhưng anh này lại có mối quan hệ với những nhà triệu hồi ở tận thế kỷ 14 (!?).
3. Digital Devil Saga
Shin Megami Tensei: Digital Devil Saga, hay còn được biết đến với tên gọi là: Digital Devil Saga: Avatar Tuner, được phát hành vào năm 2004 tại Nhật Bản, và sau đó một năm thì có phiên bản dành cho thị trường Mỹ.

Digital Devil Saga rất khác so với những tựa game trong dòng Megami Tensei. Người chơi sẽ không thể triệu hồi các linh hồn hay quái vật, theo cách 'truyền thống' nữa. Thay vào đó, họ sẽ điều khiển một nhóm các nhân vật có khả năng biến hình.

Digital Devil Saga 2 được phát hành vào năm 2005, là phiên bản tiếp theo phần chơi cùng tên trước đó, được phát hành tại Nhật Bản, và cả thị trường Mỹ.


4. Devil Survivor
Là phiên bản chuyển thể mới nhất của dòng game Megami Tensei, với sử dụng hệ thống chơi chiến thuật. Kết hợp một cách tinh tế giữ yếu tố nhập vai và pha trộn những nét hiện đại, đã khiến dòng Megami Tensei lại có thêm sức sống. Đồng thời, đây cũng là những phiên bản chuyển thể thu hút được một lượng lớn người chơi mới, và nhận được nhiều sự đánh giá cao.
 
Sửa lần cuối:

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top