Hướng dẫn thay ổ cứng cho máy PS4

Cửa hàng game Nintendo nShop

cancery1987

OrangeJuly
Thành viên BQT
Hướng dẫn thay ổ cứng cho máy PS4

Khác với XboxOne của Microsoft, PS4 của Sony cho phép người dùng thay đổi ổ cứng bằng cách sử dụng chuẩn ổ cứng 2.5" thông dụng (Loại ổ cứng HDD 2.5"dùng cho Laptop, ổ lai SSHD và ổ cứng thể rắn siêu tốc SSD...)

Thông dụng khi mua tại Việt Nam thì người dùng sẽ dễ dàng sở hữu 1 máy PS4 500GB. Lưu ý rằng hiện nay rất nhiều shop game đã bán máy 1TB nhưng rất nhiều người mua lại không lựa chọn loại máy này từ đầu với lý do tiết kiệm tiền, dẫn đến chỉ sau từ 1 đến 2 tuần là HDD sẽ bị đầy, rất là bất tiện. Hoặc trong trường hợp người dùng máy đã xác định lắp 1 ổ cứng thật khủng như SSD hoặc thật nhiều dung lượng như ổ từ 2TB trở lên thì việc mua máy 500GB cũng là nên làm.

Lý do ổ cứng PS4 nhanh đầy ngay cả khi bạn không mua game Digital, không chơi nhạc hay xem phim từ PS4 là vì PS4 áp dụng hình thức cài đặt toàn bộ nội dung từ đĩa game vào ổ HDD trong máy. Một số game PS4 cài 1 phần nội dung vào máy, còn đa phần là cài toàn bộ. Vì vậy dù dùng đĩa hay tải game Digital về thì PS4 bị đầy dung lượng máy rất nhanh. Đối với đĩa game thì sau khi cài đặt đủ nội dung vào máy, từ các lần sau đĩa game hoạt động tương tự như 1 chiếc chìa khóa (1 key code), người dùng cắm đĩa vào máy chỉ để game hoạt động từ dung lượng đã cài đặt trên HDD. Một số người dùng có hầu bao hạn chế sẽ áp dụng cách xóa dung lượng game cài đặt trên ổ đi và sẽ để máy cài lại khi chơi sau tránh đầy ổ, việc làm này sẽ ép mắt đọc phải hoạt động nhiều nên không phải là việc đáng làm để tiết kiệm.

Với các lý do trên thì việc nâng cấp ổ cứng cho PS4 là cần thiết, và nếu có điều kiện thì nâng cấp ổ càng nhanh, càng lớn dung lượng càng tốt...(Nhà hoàn cảnh khó khăn, chẳng có gì ngoài "điều kiện").

Sau đây là hướng dẫn thay ổ cho máy PS4:

Những thứ cần chuẩn bị:
1.a/ Ổ di động để backup (Trong trường hợp ổ gốc của PS4 đã đầy dung lượng cần backup toàn bộ)
1.b/ USB có dung lượng trên 2GB để backup (Trong trường hợp không cần backup gì hết ngoài Saved games và Update new system cho HDD vừa mua)
2/ Ổ mới để thay thế: Có 3 loại ổ thay được cho PS4 hiện nay:
- Ổ HDD 2.5" cho laptop. Loại ổ này PS4 đang dùng và Sony tin dùng ổ Hitachi, hãng ổ này đứng số 1 về độ bền của dữ liệu (Không phải độ bền của ổ cứng) nên có lẽ đó là lý do Sony chọn để người dùng bảo quản tốt Data và Save game. Ưu điểm của ổ HDD là giá thành rẻ nhưng tốc độ thì hạn chế.
- Ổ SSHD (Ổ lai giữa SDD và HDD): Ổ này ưu điểm là tốc độ cải thiện, dung lượng lớn và giá thành rẻ hơn nhiều so với SSD. Tuy nhiên là đắt gấp rưỡi và gấp đôi ổ HDD.
- Ổ SSD, tốc độ ổ SSD thì miễn bàn, độ bền cũng khỏi chê. Tuy nhiên thì giá thật là khủng khiếp, ổ SSD 1TB có giá gần bằng cái PS4, trong khi với ổ HDD thì là khoảng 1tr5 và SSHD thì khoảng 1tr9-2tr5.

Ở đây người viết sử dụng ổ Hitachi 2.5" 1TB tốc độ 7200rpm để thay thế ổ gốc Hitachi 500GB tốc độ 5400rpm của PS4.

Tiến hành:
1/ Format ổ cứng di động hoặc USB để backup dưới dạng Fat32 hoặc Exfat. Sau đó cắm vào PS4 để Backup Ps4 và Sao lưu file save (Nếu cần)
Nếu không có tí dữ liệu nào thì bỏ qua backup ở bước 1. chỉ format USB hoặc HDD di động, tạo thư mục tên PS4>UPDATE trong đó.

2/ Vào đường link sau:
https://www.playstation.com/en-us/support/system-updates/ps4/#installationSteps

Tải về Firmware gốc mới nhất của máy, nặng khoảng 900MB, vị trí tải file như phần bôi đen ở ảnh so với xem trên web PSN.

Sau khi tải về, ném firmware đó vào thư mục UPDATE trong UBS hoặc ổ di động đã format.

3/ Tháo ổ cứng cũ (Khi máy đã tắt và không cắm nguồn - cho bác nào chưa biết), đầu tiên dùng 2 tay miết vào Faceplate của PS4 để tháo ra.


Sau đó dùng tua vít thông dụng vặn con ốc có biểu tượng các nút bấm của PS4.

Lôi khay ổ cứng cũ ra, tháo 4 con vít bắt cố định ổ vào khay

Đây là ổ gốc của mọi máy PS4 hiện nay, nếu tháo ra mà không phải ổ HGST 500GB 5400rpm của Hitachi thì xin chúc mừng... bạn đã bị người bán thay đồ.







Lắp ổ HDD mới vào máy, đây là hình ảnh của ổ HGST 1TB 7200rpm.



Cài đặt ổ cứng mới:
Gắn ổ vào khay > Gắn khay vào máy> Bắt vít lại > Đóng faceplate> Cắm sẵn USB/ Ổ di động đã cài Firmware vào máy.

Khi cắm dây nguồn điện và bật máy PS4 lên thì giữ chặt nút nguồn trong 7 giây cho đến khi có tiếng bíp để truy cập chế độ Safe Mode của PS4.
Chọn "Reinstall System Software".

Chờ máy chạy firmware lại trong khoảng 2-3 phút là đã có 1 chiếc PS4 hoạt động bình thường cùng ổ cứng mới.

Log in tài khoản cá nhân PSN vào như bình thường và nếu từ trước có backup như bước 1.a đã nói thì cắm ổ vào máy PS4, Restore lại máy từ ổ cứng di động.
Trường hợp không backup PS4 thì chỉ cần backup Saved data từ USB/ ổ di động. Việc restore Data luôn bao gồm cả Saved data.

Việc backup PS4 rất lâu và bất tiện vì không cho backup lẻ từng game, từng app như PSvita. Hy vọng trong tương lai Sony sẽ có chỉnh sửa cho vấn đề này.

Lưu ý rằng việc lắp ổ SSD cho PS4 là không cần thiết trừ khi bạn là người thực sự giàu có, nếu cần cải thiện tốc độ loading cho PS4 thì chỉ cần ổ lai SSHD là đủ. Cá nhân người viết dùng ổ HDD 2.5" đã thấy rất hài lòng rồi.

Vậy là đã xong cho việc thay thế ổ cứng PS4, chúc các bạn thành công và ưng ý!

Thân mến! Cancery1987.
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top