[INFO] Famicom/NES- Có thể bạn chưa biết

Cửa hàng game Nintendo nShop

marus

Banned
1- Cách phân biệt máy Famicom của Nhật và các máy của TQ, Thái.
Máy Nhật:
1)Mặt trước: Có logo Famicom "/:/:"Chữ Family Computer, logo Nintendo, màu vàng kim rất sáng. Có cổng mở rộng phía trước dùng để kết nối với các thiết bị ngoại vi.



2)Mặt dưới: Có in logo Nintendo, made in Japan, model: HVC-001
3)Tay cầm: Tay chính có 2 nút select, start, tay phụ không có. Tay phụ có micro để hỗ trợ một số game. Trên cả 2 tay cầm chỉ có 2 nút A, B (không có nút turbo). Tay cầm được phủ một lớp sơn màu nhũ vàng. Sau khi sử dụng một thời gian, lớp sơn nhũ vàng sẽ phai đi. Dựa vào lớp sơn này có thể đoán được máy được sử dụng nhiểu hay ít. Cả hai tay cầm đều gắn cố định vào máy, không thể tách rời ra.



4)Các cổng kết nối phía sau:
Cổng cấp điện nguồn: dùng adaptor với ngõ ra 10V DC, 850mA)
Cổng RF xuất hình ảnh ra TV theo dạng sóng truyền hình, cần phải dò đài mới bắt được tính hiệu hình ảnh (Không có cổng AV)
Công tắt chuyển đổi tín hiệu giữa chương trình TV và game, công tắt chuyển đổi kênh tính hiệu (CH1-CH2)




Máy Trung Quốc và máy Thái:
1)Mặt trước: Các loại máy TQ và Thái ngày xưa có mặt trước rất giống máy Nhật, hầu như không thể phân biệt được. Hiện nay thì máy TQ không dùng chữ Family Computer nữa mà thay bằng các nhãn hiệu khác như Video Game, Game Station… Một số ít máy vẫn sử dụng chữ Family Computer nhưng chữ không sáng, thiếu logo Famicom và Nintendo.
2)Mặt dưới: Không ghi model máy hoặc model không phải là HVC-001 (Tôi từng gặp máy Thái có model HVC-002)
3)Tay cầm: Tay máy TQ và Thái thường có thêm 2 nút A B turbo (tổng cộng là 4 nút). Cái tên điện tử 4 nút mà mọi người hay sử dụng là bắt nguồn từ đây. Tay phụ không có micro mà thường có thêm 2 nút select, start giống tay chính. Tay cầm không có lớp sơn nhũ vàng. Các máy nhái sau này tay có thể tách rời.
4)Các cổng kết nối phía sau: Các máy nhái ngày xưa hỗ trợ cả 2 cổng RF và AV (đặt biệt là máy Thái), các công tắt chuyển kênh và tính hiệu TV-Game cũng có như máy Nhật. Hiện nay máy TQ chỉ sử dụng cổng AV, các công tắt bị lược bỏ.
Máy TQ và Thái có cổng AV nên chất lượng hình ảnh tốt hơn máy Nhật nhưng máy lại mau hư hơn. Máy Nhật chất lượng hình ảnh sẽ xuống cấp dần theo thời gian vì tín hiệu RF thường bị nhiễu khi cổng kết nối bị rỉ sét. Cách đơn giản nhất để giúp bạn phân biệt máy Nhật và máy TQ (Thái) chính là cổng RF. Máy Nhật chỉ có cổng RF, máy TQ và Thái dùng cổng AV và RF hoặc chỉ có cổng AV.

2- Bệnh đèn đỏ của NES và cách sửa.



Vào thời điểm đầu thập niên 90, khi máy NES đang phổ biến trên khắp thế giới thì tại Việt Nam chỉ có Famicom và các loại máy nhái của TQ và Thái. Nguyên nhân NES không được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam là vì NES có sử dụng chip chống băng lậu của Nintendo nên việc làm băng lậu khó khăn hơn. Trong khi đó máy Famicom không có chip này, TQ sản xuất rất nhiều băng lậu Famicom và người chơi ở Việt Nam thường dùng băng TQ. Chip bảo mật của NES có tên là 10NES. Nó là nguyên nhân gây nên bệnh đèn đỏ (tôi tạm gọi tên như vậy vì liên tưởng tới bệnh Red Ring of Death nổi tiếng của Xbox360). Bệnh đèn đỏ xuất hiện hầu như ở 99% máy NES đời đầu. Trong các máy NES mà tôi có dịp sử dụng qua, chỉ có 1 máy mới nguyên thùng (của người bạn) là không bị bệnh này.

Biểu hiện: Khi bạn cấp nguồn cho máy rồi nhấn nút Power, đèn power của máy sẽ chớp tắt liên tục, không thể vào game được.

Nguyên nhân: Sau khi sử dụng một thời gian, chân băng thường bị dơ dẫn đến tiếp xúc với khe cắm không tốt. Chip 10NES khi đó sẽ ngăn không cho máy hoạt động.

Cách khắc phục: Có 2 cách: Làm sạch chân cắm băng bằng cách thay mới hoặc lau chùi. Cách này không triệt để vì sau một thời gian bệnh đèn đỏ sẽ tái phát. Một cách khác có thể trị bệnh triệt để là phá hủy chip 10NES.

Cách phá hủy chip 10NES:

Dùng một cây vít bake loại thường để mở máy ra (Bạn có thể thực hiện nó rất dễ dàng). Bạn mở cho đến khi lấy được main board của máy, tìm con chip 10NES rồi cắt đứt chân thứ 4 của con chip này. Vậy là xong. Bạn ráp máy lại và có thể tiếp tục thưởng thức các game yêu thích. Việc phá hủy chip 10NES không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của máy và nó còn giúp bạn chơi được các game lậu. Tất nhiên bạn cần phải cẩn thận để không cắt nhầm chân chip khác, nếu xảy ra có thể làm chiếc máy của bạn hỏng hoàn toàn. Tôi đã thực hiện việc này trên 3 chiếc máy NES, kết quả hoàn toàn tốt đẹp, không có gì khó khăn hết.

Bạn có thể xem những tấm hình bên dưới để biết vị trí của chip 10NES. Nó là con chip nằm gần nhất đối với khu vực cấp nguồn và cổng xuất hình ảnh của máy.



Cắt đứt chân chip ngay mũi tên xanh trong hình bên dưới (chân thứ 4)



3- Cách phân biệt băng Famicom/NES của Nhật (băng gốc) và của TQ (băng nhái)

Băng gốc Famicom:
- Có chữ Family Computer bằng tiếng Nhật được in trên mặt trước hoặc mặt sau của băng, Bạn có thể xem hình bên dưới, dòng chữ trên cùng



- Chỉ có 1 game 1 băng (tôi chưa gặp băng gốc Famicom có 2 game trở lên)
- Băng gốc khi cầm có cảm giác nặng vì sử dụng IC.
Trong 3 đặc điểm trên, chữ Family Computer bằng tiếng Nhật có thể xem là cách chắc chắn nhất để nhận biết băng gốc.

Băng gốc NES:
Băng gốc NES có kích thước lớn hơn băng Famicom và có thể nhận biết khá dễ nhờ logo chứng nhận chất lượng của Nintendo. Mặt sau băng gốc có chữ Nintendo nổi. Logo chứng nhận chất lượng Nintendo hình bên dưới







Băng nhái Fmicom:
- Không có chữ Family Computer tiếng Nhật
- Có nhiều game trong 1 băng
- Các băng nhái TQ lúc đầu cũng dùng IC giống băng gốc nên cũng khá nặng, Các băng sản xuất sau này thì rất nhẹ.
Băng nhái NES: không có logo chất lượng của Nintendo. Không có chữ Nintendo nổi ở mặt sau.

Ngoại lệ: Vẫn có những băng gốc Famicom không có chữ Family Computer tiếng Nhật và cũng có những băng gốc NES không thấy tem chất lượng Nintendo. Tuy nhiên con số này rất ít.

3- Famicom nút vuông, huyền thoại của dân sưu tầm máy game.

Trong phần cuối của bài viết này tôi muốn nói đến Famicom nút vuông, loại máy hiếm nhất trong dòng máy Famicom. Được sản xuất vào năm 1983, Famicom nút vuông là những chiếc máy Famicom đầu tiên. Vì muốn giảm giá máy, Nintendo đã dùng các nguyên liệu rẻ tiền để chế tạo khiến cho máy hoạt động không ổn định. Nhận ra sai lầm, chủ tịch Nintendo lúc đó là ông Hiroshi Yamauchi đã bỏ tiền túi mua lại lô máy này và cứu cho Nintendo một bàn thua trông thấy. Chính vì được tiêu thụ rất ít, Famicom nút vuông trở thành những chiếc máy Famicom hiếm nhất trên thị trường và là huyền thoại trong giới sưu tầm.
Chỉ có 2 điểm khác biệt về thiết kế trên máy Famicom nút vuông:
1- Nút A và B trên 2 tay cầm là hình vuông chứ không phải hình tròn như máy thông thường. Nút được làm bằng cao su chứ không phải nhựa cứng.
Thiết kế này dẫn đến 2 lỗi: Nút cao su dễ bị lún nếu nhấn mạnh và liên tục. Thiết kế hình vuông làm nút dễ bị kẹt khi lún, không bung lên được.


2- Nắp máy phía dưới màu đỏ được thiết kế trơn láng chứ không nhám như máy thông thường.


Những thiếu sót trong thiết kế cũng như trong chất lượng của máy Famicom nút vuông đã được Nintendo khắc phục ngay sau đó và mang đến cho chúng ta một chiếc máy hoàn thiện, trở thành bạn của biết bao thế hệ người dùng và xứng đáng với tên gọi mà người ta thường nhắc đến mỗi nói về Famicom: "Chiếc máy đã cho thế giới biết thế nào là GAME".
 

Kawaii

Super Princess Peach
- Bài viết rất hay và bổ ích ^_^ vì thế mình nghĩ rằng nó nên được lưu trữ ở box Classic Paradise

- Kawaii move topic ^_^ bạn có thể tiếp tục bổ sung cho bài viết và lưu trữ ở đó.
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top