Nvidia và 'cú hích' mang tên Shield
Thiết bị chơi game chạy Hệ Điều Hành nguồn mở Android
Thiết bị chơi game chạy Hệ Điều Hành nguồn mở Android

Khi hãng SONY mang chiếc PlayStation 4 đến với thị trường thế giới, thì có lẽ đó cũng là lúc mà ‘người mới đến’ Nvidia sẽ có những động thái với sản phẩm của họ. Giám đốc điều hành của Nvidia là ông Jen-Hsun Huang nhận định rằng: "Đó có lẽ là, lúc mà những người chơi game không còn muốn ‘dính chặt’ vào chiếc ghế sofa ở phòng khách, để thưởng thức những tựa game mà họ yêu thích nữa."
Trong thời gian qua, đã không ít lần, hãng Nvidia đã mang chiếc máy game cầm tay của mình đến với những diễn dàn công nghệ uy tín. Theo ông Jen-Hsun Huang, thì đây là chiếc máy game do chính hãng Nvidia tự thiết kế và dự định sẽ kinh doanh sản phẩm này, như một bước đi chiến lượt của hãng.
Không thể phủ nhận những dấu ấn của hãng Ndivia trong những năm gần đây, trong lĩnh vực thiệt bị di động. Đặt biệt là đối với điện thoại thông minh, Nvidia đã giúp cải thiện rất nhiều khả năng xử lí đồ hoạ cho game, và video. Và, giờ đây là một sản phẩm của riêng Nvidia, mang theo nhiều ý nghĩ, và tầm nhìn của họ.
Sản phẩm sẽ tập trung vào khai thác triệt để các game dành cho điện thoại di động thông minh, chạy hệ điều Android. Có thể cảm nhận được sức cạnh tranh về giá bán là không hề nhỏ, đối với các thiết bị chơi game cầm tay đang có mặt trên thị trường hiện nay. Bởi, họ chẳng cần phải đầu tư nhiều cho sản phẩm này, tất cả ‘nguyên liệu’ gần như đã sẵn có, việc duy nhất phải thực hiện đó là ‘lăn vào bếp’, để cho ra một ‘món ngon’.

Ông Jen-Hsun Huang với tràn đầy niềm tin: "Trong tương lai, đây sẽ là một cách tốt nhất, để thưởng thức những tựa game.”. Ông nói tiếp: “Chúng tôi tin rằng đây lại là một cơ hội để mọi người tiếp tục tận hưởng những điều thú vị, đến từ một hệ sinh thái của những ‘sản phẩm mở’ " (*The open ecosystem - Hệ sinh thái của các thiết bị sử dụng hệ điều hành nguồn mở, người dùng có thể tự ý thay đổi theo ý mình, mà không lo lắng về vấn đề bản quyền trí tuệ).

Tại cuộc triển lãm hàng tiêu dùng điện tử - CES 2013 (Consumer Electronics Show) vừa diễn ra vào tháng 01 năm 2013, Nvidia đã giới thiệu chiếc máy chơi game Shield, và lập tức thu hút được sự quan tâm nhất định. Shield gây được ấn tượng tốt, bởi đây là phần cứng có chất lượng đồ hoạ khá tốt.
Mẫu dùng thử của sản phẩm được cài đặt một số tựa game phổ biến trên các điện thoại thông minh, chạy hệ điều hành Android; và một số tựa game có chất lượng đồ hoạ bắt mắt. Bên cạnh đó, phần cứng này có tạo được sự chú ý, khi phô diễn khả năng kết nối với một màn hình lớn hơn, và cho phép người dùng chơi game như một chiếc máy chơi game để bàn (video game console). Hơn thế nữa, Shield còn có thể kết nối không dây với máy tính cá nhân với vai trò là một chiếc tay cầm, để hỗ trợ người chơi trải nghiệm những tựa game lớn, như “Call of Duty”.
Từ trước đến nay, Nvidia được xem như một đối thủ trực tiếp với hãng ATI Technologies, cùng chia nhau thị phần của lĩnh vực chíp xử lí đồ hoạ dành cho máy tính cá nhân và những hệ thống máy chơi game để bàn. Hãng Nvidia được đánh giá là luôn ‘nhỉnh’ hơn đối thủ của mình một chút, cả về hiệu năng sản phẩm và hình tượng trong lòng người dùng (PR). Trong một thời gian ngắn, Nvidia đã gần như độc chiếm hoàn toàn thị trường sản xuất chíp xử lí đồ hoạ dành cho điện thoại di động. Không những, quyến rũ được người dùng thiết bị di động, mà họ còn lôi kéo được nhiều nhà phát triển game khác nhau. Khuyến khích họ ra đời những tựa game đòi hỏi sức mạnh xử lí độ hoạ cao, trên nền tảng Android có kết hợp với khả năng tái mô phỏng môi trường thực của những chíp xử lí đến từ Nvidia.

(Trong thời gian gần đây, doanh thu của Nvidia luôn ở mức cao)
Có thể xem Shield như một canh bạc của Nvidia, nhà sản xuất chíp xử lí đang có trong tay hơn 60% thị phần trong lĩnh vực kinh doanh bộ xử lí đồ hoạ. Chiếc máy chơi game cầm tay của Nvidia sẽ phải thuyết phục được thị trường giải trí điện tử video game, vốn có những đòi hỏi rất đặc trưng.
Theo một kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, tại riêng thị trường Mỹ, doanh thu từ các tựa game được mua dưới hình thức tải về dành cho máy tính và các thiết bị di động đã tăng thêm 16% trong năm ngoái (2012), đạt mức 5,9 tỉ đôla Mỹ. Trong khi đó, hình thức đóng gói và bán tại các đại lí bán lẻ, lại có xu hướng giảm mạnh đối với các sản phẩm có giá khoảng 60 đôla trở xuống, việc kinh doanh này đã rớt đến 21%, tương đương 8.9 tỉ đôla Mỹ.
Ông Huang gọi đây là cơ hội dành cho Nvidia, nếu hãng có thể 'xuôi theo' xu hướng trên.
Doanh thu của Nvidia đã tăng thêm 7,1% vào năm 2012, nhờ vào việc theo đuổi phần cứng của các thiết bị di động. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của hãng lại phản ánh chưa đúng với hiện trạng kinh doanh đang có xu hướng khả quan này. Cổ phiếu của Nvidia đã giảm tổng cộng là 13,8% tính đến thời điểm đầu năm 2013, tương đương với 12,30 đôla Mỹ.
Nvidia không phải là hãng duy nhất hoạt động trong lĩnh vực phần cứng, có cổ phiếu rớt giá. Vì hãng AMD, từng nhận được hợp đồng sản phất chíp xử lí cho cả 03 hệ thống máy chơi game để bàn, nhưng vẫn phải chịu cùng cảnh ngộ. Doanh số của hãng đã giảm đến 17% trong năm 2012. Giá cổ phiếu của hãng này cũng ‘rớt thê thảm’, khi mất đến 56% - hơn một nữa giá so với năm 2011.

(Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng Nvidia dần tự khẳng định mình .
Họ từng bước giành lấy thị phần từ tay đối thủ.)
Nhà nghiên cứu và phân tích thị trường Levis Ward đến từ IDC, bình luận: “Nvidia nhận thấy, tận dụng và xây dựng khả năng linh hoạt cho thiết bị của họ, để có thể chơi game trên màn hình tivi rộng ở nhà, trên máy tính các nhân, và cả trên màn hình nhỏ của thiết bị. Tất cả tạo nên tính cơ động, xoá bỏ ranh giới giữa các thiết bị chơi game. Nó tạo nên một điều gì đó, có thể gọi là tiềm năng.”.
Ông Ward ước tính có khoảng hơn 200 game nền Android có cách chơi thích hợp với việc dùng phím cứng. Và, hệ thống này có thể thu hút được những người yêu thích lập trình game. Những người phát triển và kinh doanh những game nhỏ - có mức giá từ khoảng từ 5 đôla trở xuống, sẽ 'quan tâm' nhiệt tình đến sản phẩm này, nếu hãng có chính sách ‘ăn chia’ lợi nhuận với họ sao cho hợp lí.
“Họ đã rất sáng suốt, khi cho phép thiết bị của mình hoà vào thư viện Google Play” - ông Bernard Kim, phó chủ tịch điều hành cao cấp hoạt động ở mảng phân phối truyền thông di động của hãng E.A (Electronic Arts INC), nói tiếp: “Shield sẽ có thể chạy được hầu hết những game của hãng E.A phát hành cho các thiết bị Android”.
Tuy vậy, một thách thức cho thiết bị phần cứng mới mẻ này đó chính là vấn đề về số lượng tựa game. Đó vừa là điểm thuận lợi, nhưng cũng lại chính là điểm hạn chế của một thiết bị chơi game chạy Android. Cụ thể là, nó thừa hưởng gần như hoàn toàn những game được viết dành cho nền tảng Android có mặt trên điện thoại và các thiết bị di động nói chung. Nhưng, để thuyết phục các hãng thứ 3, đầu tư cho một tựa game dành riêng cho nền phần cứng này, là một điều khó khăn. Trừ phi, họ muốn đầu tư mạo hiểm, hoặc số lượng phần cứng của Shield thật sự chạm đếm con số đủ hấp dẫn các hãng thứ 3.

Hơn nữa, vấn đề về giá bán của sản phẩm cũng là điều mà Ndivia phải tính kỹ, khi mà chiếc Vita của Sony ở mức 250 đôla và chiếc 3DS của Nintendo chỉ còn 170 đôla, những cái giá đã rất ‘sát sườn’.
Đó là chưa kể, Shield phải còn cạnh tranh với chính những thiết bị ‘chơi game lai’ khác, dùng chíp xử lí Tegra của Nvidia. Lấy ví dụ như: chiếc Wikipad giá tham khảo là 249 đôla, ở thị trường Mỹ; chiếc Ouya - một sản phẩm được phát triển từ nguồn quỹ quyên góp dành cho những sản phẩm tiềm năng, có giá tham khảo chỉ 99 đôla.
[Tổng hợp và biên tập từ: Bloomberg; Eurogamer; CVG].