Satoru Iwata

Cửa hàng game Nintendo nShop

Tirexxx

Khủng long chân dài
Thành viên BQT

Satoru Iwata

Satoru Iwata (岩田聡), ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Sapporo (札幌), Nhật Bản. Từ thưở niên thiếu, ông Satoru Iwata đã đặc biệt ham thích công việc tạo ra các trò chơi điện tử (video games). Ngoài giờ học trên lớp ở trường trung học, Iwata dành nhiều thời gian rỗi ở nhà để xây dựng nhiều trò chơi điện tử riêng cho mình. Trong số các trò chơi điện tử đã làm ra, có một trò chơi giải đố toán ông đặc biệt yêu thích và đã mang chia sẽ cho các bạn cùng lớp của ông.

Kết thúc những năm tháng trung học, ông Satoru Iwata đã theo học tại Học viên công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology) với chuyên ngành Khoa học máy tính (computer Science). Cùng thời gian này, ông tìm được việc làm lập trình máy tính bán thời gian cho hãng HAL Laboratory Inc., là một hãng phát triển có mối liên kết thân cận với hãng Nintendo, nơi mà ông Satoru Iwata xây dựng sự nghiệp về sau này.

Ông chuyển sang làm việc toàn thời cho hãng HAL Laboratory Inc. ngay sau khi tốt nghiệp Học viên công nghệ Tokyo, và nhanh chóng được đảm nhiệm vị trí Điều phối mảng phát triển game của công ty vào năm 1983.

Một số tựa game đã để lại dấu ấn đối với những người yêu thích Nintendo, và cả những người chơi game nói chung: Balloon Fight, EarthBound và những tựa game Kirby là những tựa game mà ông Iwata tham gia với tư cách người đóng góp ý tưởng sáng tạo cho những tựa game này. Sau 13 năm làm việc tại HAL, ông Iwata nhận được đề nghị giữ vị trí chủ tịch của công ty này vào năm 1993. Hai năm sau, ông tiếp tục có một bước tiến trong sự nghiệp mà mình theo đuổi, đó là ủng hộ và giúp đỡ Tsunekazu Ishihara sáng lập công ty Creatures Inc. vào năm 1995 cùng hoạt động trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

Trong thời gian làm việc tại HAL, mặc dù chưa trực tiếp ‘đầu quân’ cho hãng Nintendo, nhưng ông Iwata được xem là đã tham gia hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển tựa game Pokemon Gold and Silver, dành cho máy chơi game cầm tay GameBoy Color. Tựa game Pokemon Gold and Silver được phát hành vào năm 1999, và giành được những thành công nhất định về doanh số. Cùng thời điểm này, ông cũng tham gia điều phối mảng lập trình dựa trên nền tảng của tựa game Pokemon Red and Green, để cho ra đời tựa game Pokemon Stadium hoàn toàn mới dành cho máy Nintendo 64. Sau những dự án liên quan đến dòng game Pokemon, ông đã tổng hợp và tạo ra bộ công cụ tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ cho các lập trình viên.

Vào năm 2000, ông Satoru Iwata đã chuyển hẳn sang làm việc tại Nintendo, và giữ vị trí Trưởng bộ phận điều phối và kế hoạch (Head of Corporate Planning Division) của hãng. Đến năm 2002, chỉ sau 02 năm làm việc tại Nintendo, ông đã được tin tưởng và giao vị trí chủ tịch điều hành của Nintendo, khi ông Hiroshi Yamauchi chính thức về hưu. Đây là thời gian mà ông Satoru Iwata phải làm việc vất vả nhất, khi một mình ông phải đảm nhiệm rất nhiều công việc ở vị trí người đứng đầu hãng Nintendo, và cả việc tham vấn cho công ty HAL.

Dưới thời của ông Satoru Iwata, các sản phẩm máy chơi game cầm tay của Nintendo như được tiếp thêm sức sống mới. Từ máy chơi game GameBoy đến Nintendo DS, là một sự chuyển tiếp mang tính đột phá chưa từng có, mang đến những trải nghiệm chơi game hết sức riêng biệt, và mới lạ. Bên cạnh những thành công lớn, mà Nintendo DS mang lại cho Nintendo, thì Satoru Iwata còn là người thú đẩy việc phát triển máy Wii. Hệ máy chơi game chuyên dụng này một lần nữa là tâm điểm của ngành giải trí điện tử, bởi Wii là máy chơi game đầu tiên ứng dụng cảm biến chuyển động giúp người chơi điều khiển bằng chính những cử động tay của họ. Máy DS và Wii là bước dài giúp Nintendo giành lấy những thành công rực rỡ.

Để mọi người và đặc biệt là những người yêu thích công việc lập trình cho trò chơi điện tử như ông có cơ hội hiểu rõ về công việc này. Ông Iwata đã khởi sướng mục tin “Iwata Asks” trên trang thông tin điện tử của Nintendo. Tại đây, người quan tâm có thể theo dõi cách làm việc, cách tổ chức phân công, công nghệ,... và nhiều điều khác của quá trình thực hiện một tựa game. Ông Iwata là người trực tiếp ‘hỏi’ và các thành viên là những người thực hiện ‘trả lời’ tạo cho người đọc cảm giác khá thú vị, như được tham dự buổi họp kỹ thuật tại văn phòng của Nintendo.

Vào tháng 6 năm 2013, ông Iwata kiêm nhiệm vị trí điều hành của Nintendo tại bắc Mỹ. Ngay khi đảm nhiệm vị trí này, ông Iwata đã đưa ra quyết định không tham gia các cuộc trình diễn dài ‘tốn kém’ tại các kỳ hội chợ triễn làm hàng giải trí (E3) nữa. Thay vào đó, ông cho tổ chức sự kiện thực tế tại thị trường này nhiều hơn, để giai tăng tần suất tiếp xúc và gắn kết khách hàng. Thông qua những sự kiện thực tế, người dùng và các khách hàng có cơ hội trải nghiệm với những sản phẩm của Nintendo.

Cuối năm 2014 và quý I năm 2015, là thời điểm có những tác động làn sóng dữ dội từ các thiết bị cầm tay hỗ trợ chơi game, làm kiềm hãm sự phát triển của ngành video game. Nintendo cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của làn sóng ấy một cách trực tiếp và gián tiếp, ông Iwata đã chủ động cắt giảm lương của mình, với mong muốn giúp đỡ Nintendo vượt qua được thời khắc khó khăn này.

Xuất phát từ vị trí là một lập trình viên, nên trong cách ông Iwata quản lý điều hành, định hướng và ứng dụng công nghệ cho các sản phẩm của Nintendo cũng hết sức ‘đặc biệt’. Điều đó phần nào đã giúp ông gặt hái được những thành công cho Nintendo nói chung, và cho cá nhân ông nói riêng trong ngành video game. Với những thành tựu mà Nintendo đạt được dưới thời của Iwata, tờ tạp chí Barron’s của Mỹ đã vinh danh ông trong danh sách 30 vị CEO hàng đầu của thế giới suốt 03 năm liền (từ năm 2007 đến năm 2009).

Năm 2014, Nintendo thông báo rằng ông Iwata sẽ không tham dự được kỳ E3 2014 vì lý do sức khoẻ. Ông đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật, trong thời gian được điều trị lưu trú, Iwata vẫn tiếp tục làm việc thông máy tính và mạng internet. Sau đó, ông có dấu hiệu phụ hồi sức khoẻ và trở lại làm việc. Cuối quý II năm 2015, Nintendo tiếp tục có thông báo rằng ông Iwata không thể tham gia kỳ E3 2015, cũng với lí do sức khoẻ nhưng rất tiếc lần trở bệnh này, ông đã không thể qua khỏi.

 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top