News Sony NGP hay Nintendo 3DS.

Cửa hàng game Nintendo nShop

Tirexxx

Khủng long chân dài
Thành viên BQT
Sony NGP hay Nintendo 3DS...


Sony đã chính thức giới thiệu thiết bị chơi game cầm tay của mới nhất của họ, có tên là "Next Generation Portable" (NGP). Ngay lập tức, NGP thu hút được sự quan tâm của giới yêu thích công nghệ nói chung, và những người quan tâm đến videogame nói riêng.

-- Người mới đến.


Rất nhiều người dùng đã không đồng tình với thiết kế của phiên bản PSP-Go. Họ coi sản phẩm này là có nhiều điểm 'sai lầm' đáng trách. Sự trở lại lần này, Sony dường như đã đút kết được nhiều kinh nghiệm, và có lẽ họ cũng đã lắng nghe ý kiến từ khách hàng của mình nhiều hơn. Nên lần trở lại này, hãng Sony có những cải tiến và nâng cấp, được xem là hoàn hảo cho sản phẩm NGP của mình.

Sự ra mắt của "chiếc PSP mới", thu hút người quan tâm bằng khá nhiều nét mới: thêm một chiếc analog-stick thứ 2, khả năng kết nối cả 3G và Wifi, tích hợp thêm camera... Điều ấn tượng nhất, đó là NGP được trang bị toàn bộ các khả năng cảm biến hành vi đang có mặt trên các thiết bị cầm tay thông dụng trên thị trường hiện nay, bao gồm: cảm biến trọng trường, cảm biến hồi chuyển và cảm biến 'chạm' đa điểm. Đây là lần đầu tiên, trên thiết bị chơi game cầm tay của hãng Sony có trang bị cho người dùng khả năng cảm biến hành vi, và là một trong số ít thiết bị cầm tay có đầy đủ tất cả các khả năng cảm biến hành vi. Cuối cùng là, sức mạnh xử lí tính toán của NGP được nâng lên đáng kể so với những người anh em, bằng bộ xử lí trung tâm ARM® Cortex™ - A9 core (CPU 4 nhân). Điều ấn tượng khác, đó là khả năng hiển thị đồ họa chất lượng cao của NGP trên màn hình OLED 5-inch, có hỗ trợ cảm biến chạm-đa-điểm.



(bộ xử lí ARM® Cortex™ - có đến 4 nhân, giúp tăng đáng kể khả năng xử lí toán học)

Theo một số ý kiến của người dùng thử, thì hình ảnh hiển thị trên NGP chỉ thua một chút so với máy console PlayStation 3. Ngoài ra, Sony còn giới thiệu thêm về một loại 'game card' hoàn toàn mới, tạm thời được gọi là 'new game media'.

(bản demo của tựa game "Uncharted 2" trên Sony NGP)

-- So găng...!?

Với thiết kế đơn giản, gần giống với Nintendo DS. Điểm lôi cuốn của Nintendo 3DS chính là khả năng hiển thị hình ảnh 3D, mà người dùng không cần sử dụng kính xem chuyên dụng. Cùng với một danh sách dài những hãng phát triển game lớn, hứa hẹn nhiều hấp dẫn bằng những tựa game lừng danh. 3DS được xem là có nhiều cải tiến độ phá về phần cứng. Nhưng 3DS vẫn mang đậm nét truyền thống của Nintendo - đó là sự quyến rũ về tính sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm.

Trong khi đó, NGP của Sony lại gây ấn tưởng bằng một cách khác, được trang bị như một "trung tâm công nghệ" - thiệt bị cầm tay này mang trên mình tất cả những khả năng kết nối và tính năng cảm biến hành vi mới nhất, cùng với sức mạnh tính toán của bộ xử lí 4 nhân.

Mỗi sản phẩm đều có sức hấp dẫn riêng. Mang đến cho người dùng những cảm nhận rất riêng. Và họ đang ra sức, để đánh giá, so sánh, mong chờ những điều mới mẻ.

Vị chủ tịnh điều hành của Nintendo - ông Iwata: "Cá nhân tôi nghĩ rằng Nintendo là một công ty tuyệt vời! Bất kỳ một sản phẩm nào do Nintendo làm ra. Đằng sau đó, cũng là cả một triết lí. "

Ông nói tiếp: "Chúng tôi tạo ra một sản phẩm theo cách của chúng tôi, và chúng tôi làm theo cách mà chúng tôi đã chọn! (We'll do it our way, and only our way). Việc chống lại một sản phẩm khác, hay chạy theo một công ty khác - không phải là điều mà mỗi người làm việc tại Nintendo nghĩ đến..."

Khi hỏi về sự ra mắt của NGP, ông Iwata nói: "Sony cũng đang cố gắng gây ấn tượng với khách hàng của họ, bằng một hướng hoàn toàn khác với chúng tôi. Và quyết định cuối cùng, vẫn là ở khách hàng mà thôi!" .

Ngoài những sức mạnh và sự độc đáo của phần cứng. Vấn đề tiếp đến, mà hầu hết người dùng quan tâm. Đó là giá bán lẻ cho sản phẩm. Nintendo 3DS có giá bán, được chính thức xác nhận, là $249.99 USD - giá bán cao nhất từ trước đến nay, cho một sản phẩm cầm tay của hãng Nintendo. Trong khi đó, NGP của Sony chưa có giá bán chính thức, nhưng được dự đoán vào khoảng 250 - 350 đôla.


(giá bán của 3DS là ~$249, cao nhất trong các máy game cầm tay của Nintendo) - Kotaku.com



(giá bán của 3DS so với một số thiết bị cầm tay khác từ năm 1989 đến nay.) - Kotaku.com

Hiện tại, một hệ thống sử dụng bộ xử lí 4 nhân (quad-core system) giá trung bình khoảng hơn $300+. Tuy nhiên, có thông tin 'rò rỉ' rằng NGP sẽ được bán ở mức giá chỉ vào khoảng $299. PSP Go có giá bán khoảng $225. Giờ đây, chỉ với $299 cho sản phẩm NGP, với nhiều tính năng vượt trội, được xem là giá bán hấp dẫn và chấp nhận được.

Andy House - người đồng điều hành trụ sở Sony ở châu Âu nói: "Thật sự là chúng tôi mong muốn sản phẩm mới này mang lại nhiều lợi nhuận cả phần cứng và phần mềm. Chúng tôi đã có kinh nghiệm cho vấn đề này, và biết mình phải làm gì".

Có tin đồn rằng, NGP sẽ có 02 phiên bản: 1 sẽ hỗ trợ cả kết nối 3G và Wifi, và 1 chỉ hỗ trợ kết nối Wifi, để người dùng tùy chọn giá bán hợp lí hơn, và chỉ phải trả tiền để mua những gì họ cần.


Nếu hãng Sony bán NGP ở mức giá trên, thì đây thật sự là một sự cạnh tranh đáng chú ý đối với 3DS của Nintendo. Ngược lại, nếu sản phẩm NGP có giá bán từ $300 - $350 sẽ rất khó để thuyết phục được người dùng.

-- Chiến trường rực lửa

Khi mọi người vẫn đang mải mê so sánh giữ 3DS và NGP. Thì những sản phẩm của Apple mới thật sự là đối thủ âm thầm của cả Nintendo và Sony. AppStore phải gọi là 'chú heo đất nhặt tiền lẻ' giỏi nhất của Apple , so với PSN của Sony và Virtual Console của Nintendo.

"80%" điện thoại thông minh có mặt trên thị trường hiện nay, có thể giúp người dùng chơi game một cách thoải mái như họ đang dùng một thiết bị chơi game chuyên dụng. Và gần đây, game giành cho các điện thoại thông minh đang dần trở nên đa dạng. Những hãng phát triển videogame, đã phải xem điện thoại thông minh, và máy tính bảng như những 'máy chơi game' một cách bất đắc dĩ. Bởi, giờ đây, đã có người dùng rất sẵn lòng bỏ ra số tiền có thể lên đến 40 hay 50 đôla cho một game mà họ tải về cho điện thoại của mình, tương đương với giá của một game dành cho máy DS hay PSP.

Do đó, để tạo ra được sức hút và uy thế cạnh tranh, các hệ máy chơi game cầm tay mới, đòi hỏi phải cung cấp một nền tảng phần cứng, và những khả năng tương tác mới, để lôi kéo được các nhà phát triển game và đặc biệt là người dùng. Đồng thời, các nhà phát triển game phải đầu tư nhiều hơn để sáng tạo ra nhiều cách chơi mới mẻ, trên nền tảng phần cứng sẵn có.


Đó là một số lí do thấy được, khiến cho doanh số của các thiết bị chơi game cầm tay gặp khó khăn hơn trong việc leo dốc, so với thời gian trước đây.

Về việc Sony công bố những thông tin về NGP vào thời điểm này, dù ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số bán hàng của Nintendo 3DS.

Cùng khoảng thời gian này, hãng Sony cũng 'úp mở' về sự sẵn sàn của chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ chơi game, có tên gọi Xperia Play - thương hiệu Sony Ericsson. Cho thấy Sony không xui tay ngồi nhìn sự thành công của Apple trong việc bán game cho chiếc iPhone.

-- Thời gian sẽ trả lời những câu hỏi.

Liệu rằng, Sony có thể giành được sự thành công 'trễ' hay không, khi đến tận cuối năm 2011, NGP mới có mặt trên thị trường. Trong khi đó, ngày ra mắt của 3DS đã gần kề? Nintendo 3DS có thật sự gây cảm giác khó chịu cho mắt ở một số người hay không?

Thời gian không xa nữa, chúng ta sẽ tự mình tìm ra được câu trả lời. Những người dùng yêu thích công nghệ và yêu thích videogame sẽ tự tìm thấy sự lựa chọn thích hợp nhất cho mỗi cá nhân.

 

Tiểu-Bảo

Super Baby Mario
Thành viên BQT
có tiền khiên cả 2 về là chuẩn. còn h nghèo thì chờ 3ds ra tán trc rồi ít năm sau ngp tính sau :myemo0111:
 

buta_buta

Nấm bình thường
3DS ra trước, thời gian chờ đợi hack chắc chắn ngắn gấp đôi so với NGP =)). NGP ra sau 1 (có thể 2 năm) và mất khoảng 3 năm (hoặc hơn) để hack. Mua game gốc thì chắc chắn mình sẽ mua, không ngại, nhưng vẫn phải ưu tiên máy hack được :)).
 

NKid

V.I.P Member
NGP nếu xài quá nhiều công nghệ vô một game thì chỉ làm cách chơi khó khăn hơn. Đối với những game phiêu lưu, hành động thì quan trọng là kĩ năng nhanh nhạy, trong đó chỉ có nút bấm là tạo ra độ chính xác đáng tin cậy, còn những thứ như cảm ứng thì hơi "hên xui", lúc nhạy ít lúc nhạy nhiều, nếu buộc phải sử dụng thì kĩ năng chơi game sẽ giảm đáng kể. Chưa kể cách ứng dụng vào tình huống trong game không tạo được cảm giác "trải nghiệm thực", chẳng hạn DS, khi thổi vào micro làm lửa cháy lên thì giống như đang thổi lửa thật, viết tên chiêu thức để thi triển cũng giống như viết bùa thật; còn trong đoạn video trên, chạm vào gốc cây để nhảy/leo qua, chạm vào kẻ thù để lôi xuống... hoàn toàn không có gì tương đồng với thế giới thực, leo dây bằng cách vuốt ngón tay cũng chỉ bắt chước được động tác chứ không cho cảm giác thực. Riêng cách đẩy máy để đu dây thì gợi được một chút cảm giác, đó làm làm cho vật trong trò chơi lắc lư, sẽ tốt hơn nếu trong trò chơi có một món đồ vật gì đó và nhiệm vụ là di chuyển, tương tác với nó, chứ để điều khiển người thì cảm giác không thú vị bằng.

Thử tưởng tượng một game hành động đền hồi gay cấn, cần phải thao tác nhanh và chính xác trong khi hai bàn tay phải vật lộn với đủ thứ động tác, cảm giác rất là bức bối. Nếu đó là một game mang tính tương tác trực tiếp giữa người với đối tượng trong game thì ứng dụng sẽ rất thành công, còn nếu những ứng dụng đó chỉ để "khoe công nghệ" và bị lạm dụng thì kết quả là sự thất vọng.

Đó chỉ là cảm nhận cá nhân của mình.
 

BoyTomMy

Hảo Mỳ Tôm
Cả 2 cái đều xài công nghệ mới cả trả biết cái nào sẽ thắng nhưng thấy cái điểu khiển của NGP khá mới lạ = khá khó để làm quen 1 sớm 1 chiều, chưa bao h chơi game = ngón út vs áp út bao h thì làm sao có thể điều khiển cái touch pad ngon lành đc :)
 
NGP nếu xài quá nhiều công nghệ vô một game thì chỉ làm cách chơi khó khăn hơn. Đối với những game phiêu lưu, hành động thì quan trọng là kĩ năng nhanh nhạy, trong đó chỉ có nút bấm là tạo ra độ chính xác đáng tin cậy, còn những thứ như cảm ứng thì hơi "hên xui", lúc nhạy ít lúc nhạy nhiều, nếu buộc phải sử dụng thì kĩ năng chơi game sẽ giảm đáng kể. Chưa kể cách ứng dụng vào tình huống trong game không tạo được cảm giác "trải nghiệm thực", chẳng hạn DS, khi thổi vào micro làm lửa cháy lên thì giống như đang thổi lửa thật, viết tên chiêu thức để thi triển cũng giống như viết bùa thật; còn trong đoạn video trên, chạm vào gốc cây để nhảy/leo qua, chạm vào kẻ thù để lôi xuống... hoàn toàn không có gì tương đồng với thế giới thực, leo dây bằng cách vuốt ngón tay cũng chỉ bắt chước được động tác chứ không cho cảm giác thực. Riêng cách đẩy máy để đu dây thì gợi được một chút cảm giác, đó làm làm cho vật trong trò chơi lắc lư, sẽ tốt hơn nếu trong trò chơi có một món đồ vật gì đó và nhiệm vụ là di chuyển, tương tác với nó, chứ để điều khiển người thì cảm giác không thú vị bằng.
Nó trình diễn các tính năng đó không có nghĩa là game nào cũng phải có từng đó tính năng. Cái này còn tùy vào nhà sản xuất game nữa. Dĩ nhiên, Sony không thể ép được họ phải làm gì (trừ các studios của Sony ra), các nhà làm game chắc chắn sẽ cân nhắc áp dụng công nghệ nào vào game của họ. Còn họp báo giới thiệu sản phẩm thì tất nhiên Sony phải trình diễn tất cả những tính năng mới chứ, đúng không :D ?


Anyway, việc NGP đi theo một hướng riêng thì 3DS cũng đã chọn hướng đi với hiệu ứng hình ảnh 3D độc đáo. Đáng mua như nhau cả :D
 

LethalRedArmy

Nấm bình thường
Lúc trước có thảo luận chuyện này ở 1 forum khác rồi. Bây giờ bê nguyên ý kiến bên ấy về đây.

Quan điểm của tớ là chơi game chứ không chơi máy.
Hiện tớ đang có cả PSP lẫn DS. Mai mốt, có thể tớ cũng sẽ mua cả 3DS lẫn PSP2.
Tóm lại...
  • Chờ cả 2 hệ máy được xuất xưởng.
  • Chờ thêm 1 thời gian nữa để có bản Lite/Slim
  • Xem cái nào bị hack trước, và có dễ hack hay không.
  • Chơi game lậu bên nào dễ hơn.
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top