~~ The History of Ninja Gaiden ~~

Cửa hàng game Nintendo nShop

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Kawaii

Super Princess Peach

Theo dấu hành trình gian khổ và đẫm máu của Ryu Hayabusa

- Anh là một chàng thanh niên trầm tĩnh, đầy lí trí, một ninja giữa thế kỉ 21, ẩn trong vai trò cổ điển là một dũng sĩ chuyên sử dụng những kĩ thuật cổ xưa đối đầu với vũ khí hiện đại và mánh khóe tàn độc. Những tên côn đồ, lính đặc nhiệm, tăng thiết giáp, rôbốt chiến đấu, ninja đối địch và toàn bộ bè lũ quỷ dữ khi gặp phải thanh Long Thần Chi Kiếm của Ryu...đều bị tiêu diệt. Hành động du kích không nằm trong chương trình đào tạo ninja của dòng họ Hayabusa. Tiêu diệt mọi thứ di chuyển, và sau đó kết liễu nó hoàn toàn chính là yếu quyết. Ryu Hayabusa là một con người chu toàn điển hình như thế.

- Những game đi cùng với danh dự vững chắc của anh nổi danh thành huyền thoại nhờ vào độ khó, dễ đứng nhất trong những game khó nhất từ trước đến nay. Tất cả chúng đều đã trở thành những thử thách tay chơi không chính thức dành cho những game thủ thực thụ.Hàng triệu người như thế đã xếp hàng chờ đợi rất sớm để nhận được phần thưởng quý giá hai thập kỉ trước, gian khổ lặn lội qua những thay đổi thể loại, nền máy và những câu chuyện linh họat sáng tạo chỉ để chứng nhận cho sự thật này.

Ninja hình thành

- Hãng Tehkan Ltd. đóng tại Tokyo đã đổi tên thành U.S. Tehkan, Inc. vào năm 1981, một tháng trước khi phát hành video game đầu tay của hãng; trong khi trước đó, hãng đã dành ra 2 năm bán dụng cụ lau chùi và máy đánh bạc. Người đồng sản xuất game đầu tay Centauri, Pleiads, đã kiện nhái game theo game bắn súng Phoenix nổi tiếng, nhưng sau đó đã đi xa hơn bằng Galaga. Và những sự "sùng bái" như thế tiếp diễn. Game bắn tank Senjyo quá nhạt nhẽo để trở thành một chiến trường. Và Guzzler lại chính là Pac Manish. Star Force đưa game thủ về lại đất nước Galaga một lần nữa.

- Vào giữa thập niên 80, Tehkan chuyển mình thành Tecmo, và chất sáng tạo dần nhẹ trình lên trước màn diễn. Bomb Jack cùng Solomon's Key cho game thủ thấy một số điều đặc sắc. Game đá banh Gridiron Fight giành được sự chú ý, và chàng Rygar mang khiên cần yo-yo đã đưa một game hành động thuyết phục giữa đánh dấu năm 1986. Tecmo Bowl ra mắt vào năm tiếp đó, tu sửa lại Gridiron Fight thành một kẻ ghi điểm xứng đáng. Không cần bàn cãi, thành công vang dội của Double Dragon thuộc hãng Taito đã mang đến việc phải xuất hiện một đối thủ trên đường đi. Với văn hóa đầy tính đoàn kết của người Nhật, Tecmo giao "bài tập khó" cho một đội ngũ đặc biệt chuyên môn. Đội Team Strong mới mẻ, được dẫn dắt bởi ngài Shuichi Sakurazaki, đảm nhận trọng trách cho ra lò game đỉnh tiếp tới của Tecmo.


- Dưới sự chỉ đạo của Sakurazaki, game đi theo đường lối của Double Dragon, nhưng thêm vào một vài thử thách tập trung vào nút bấm tay cầm, và thành huyền thoại nhờ đó. Ninja Ryukenden (Legend of the Ninja Dragon Sword - Truyền thuyết Long Kiếm Ninja) ra mắt hệ arcade vào năm 1988, với chàng ninja trẻ tuổi Ryu Hayabusa tay không lăn xả vào hàng trùng trùng bọn du đãng cầm gậy đeo mặt nạ tại Mĩ. Cốt truyện săn tìm kẻ giết cha giải thích lí do Ryu đến Mĩ, đã bị bỏ quên. Game thủ sẽ không có thời gian tìm hiểu.

- Sakurazaki đã cho kẻ địch trong game cơ hội ghi điểm quá nhiều, hơn là khiến chúng phải kính sợ. Rất nhiều người chơi đã không bao giờ vượt qua được màn đầu tiên. Tuy vậy, ở mặt tích cực, điều khiển một "Ninja Mĩ" xông xáo trong vòng vây du đãng tại các môi trường có thể hủy hoại khá thành công. Một vài game thủ tự hào đã tiêu diệt được trùm cuối, một tay kiếm khách dùng hai kiếm đến từ The Road Warrior, đắc thắng xem cảnh Ryu trở về quê nhà ninja tại Nhật. Nhưng hầu hết người chơi đều bỏ cuộc tại màn hình Continue khủng khiếp, với một chiếc cưa tròn đang dần hạ xuống người hùng thất thế, hoảng loạn.

- Tuy vậy, "Ryukenden" dường như quá khó phát âm và ghi nhớ với khán giả nói tiếng Anh. Anh Quốc đã đổi tên game lại thành Shadow Warriors. Ở thị trường Mĩ, Tecmo gọi tên game là Ninja Gaiden...dịch nghĩa; Ninja Truyền Kì, dù rằng đây chỉ là một sản phẩm phụ, dường như ăn theo Double Dragon...

- Đến thời điểm này, Tecmo vẫn thường xuất game hệ arcade thành công của hãng ra thị trường console. Ryugar là điển hình, đã chuyển qua Nintendo Entertainment System với một chút hiệu chỉnh hình thức và đã thành công. Lần này Tecmo Bowl đã chăm chỉ hơn trước. Đến lượt Ninja Gaiden, thay vì chuyển đổi game một cách đơn giản sang hệ máy mới, Sakurazaki giữ nguyên cái tên và giữ nguyên chàng ninja, còn lại mọi thứ đều thiết kế lại. Tựa game đánh nhau loạn xạ đã chuyển mình thành một game hành động platform khó tính với tay bấm, na ná Metroid mà có hơi hưởng Double Dragon, chàng ninja đã được Sakurazaki trang bị cho đồ dùng ninja. Ryu luôn mang theo thanh Long Thần Kiếm, một thanh kiếm đã được tôi luyện từ móng vuốt của Rồng Thần, cùng shuriken, và các nhẫn thuật lợi hại. Rất tự nhiên, mức độ khó của game được nâng lên tới mức tàn nhẫn, gọi là "đền bù".

- Ninja Gaiden dành cho hệ NES đã xuất hiện tại các cửa hàng vào tháng 12 năm ấy. Trên hộp game có dòng "The fight of your life. - Cuộc chiến sinh tử." Chẳng đùa chút nào đâu nhá.



Chạy đua cùng Ác Quỷ

- Còn nhiều hơn thế, Sakurazaki có một câu chuyện để kể lại -- một câu chuyện như thật, hơi vĩ đại -- và đã chuyển động bằng cắt cảnh hơn 20 phút... một điều thật mới mẻ với hệ NES. Ryu vẫn đến Mĩ để trả thù cho cái chết của cha, gây ra bởi Bloody Malth, nhưng giờ đây đã trở thành vấn đề rắc rối. Hai bức tượng cổ đại tìm thấy bởi người cha dường-như-còn-sống của Ryu đưa anh vào cuộc gặp gỡ với nhân viên CIA gợi cảm Irene Lew và nhiệm vụ ngăn chặn tên quỷ dữ chỉ huy của Malth, Jaquio. Một vị Ác Thần đã bị phong ấn trong 2 bức tượng đó, và Jaquio đang có ý định giải trừ phong ấn đó. Ryu can thiệp kịp thời, chém phăng Malth, Jaquio, tên Ác Thần và hàng trăm kẻ địch khác qua hàng loạt trận chiến. Để thưởng công, lãnh đạo CIA là Foster ra lệnh Irene trừ khử Ryu. Thay vì làm vậy, cô trở thành người yêu anh.
[YOUTUBE]_rkaiKYEkDQ[/YOUTUBE]​
- Ninja Gaiden trở thành một chiến thắng lừng lẫy về tay Tecmo. Sakurazaki trở lại công việc miệt mài, và "Siêu khó chơi" Ninja Gaiden II: The Dark Sword of Chaos ra mắt công chúng chỉ mười bảy tháng sau.

- Gần như ngay sau đó, tên phù thủy hung ác Ashtar bắt cóc Irene để làm mồi nhử Ryu, nhằm lấy máu anh mở ra cánh cửa đến địa ngục. Khi kế hoạch thất bại, Ashtar đâm Irene một nhát chí mạng và đẩy linh hồn cô vào thế giới bên kia. Hóa ra lại chẳng tốt lành mấy cho địa ngục. Ryu xé tan nó, mở ra một cửa đi, cứu lại Irene, và hai lần chém phăng tiếp tên Jaquio -- đã yên nghỉ từ lần bị tiêu diệt trước và giờ đây trở lại với thanh Quỷ Kiếm -- rồi hồi sinh Irene, sử dụng thanh Long Thần Kiếm. Sau tất cả, gameplay chỉ dễ hơn một chút xíu so với bản tiền nhiệm và quá nổi danh với Nintendo. Fans đã chứng thực, và ai cũng mê tít nhẫn thuật "nhân bản" mới của Ryu, tạo nhiều bản sao, nhân ba lần sát thương. Ninja Gaiden đã đề lên một cái tên, thì Sword of Chaos đã thăng hoa đầy tự hào.


- Nhưng sau hai Gaiden, Sakurazaki đã tận lực. Runmaru, một nhà thiết kế từng góp sức cho hai game NES đầu, đã thay thế vị trí và chỉ đạo cho Ninja Gaiden III: Ancient Ship of Doom ra đời. Khả năng nhân bản đã bị lượt bỏ. Nâng cấp cho thanh Long Thần Kiếm (dù rằng nó đã bị tan chảy khi được dùng để cứu Irene) được thêm vào. Runmaru tăng cường cho mức khó của các vòng chơi đến ngang bằng với một Ryu giết chóc rất có chất lượng và sau đó là một chút, kịch bản viết tay xoay ngược bất thường, bắt đầu là việc Ryu giết chết Irene.

- Chàng Ryu thật có vẻ không thích thú lắm. Với sự giúp đỡ từ nhân viên CIA đào ngũ Clancy, anh có được tài liệu về bản sao "người sinh học" của mình và lần ra được kẻ tạo ra nó -- Foster -- và săn tìm khẩn trương để hạ cho bằng được chính 20 pounds thịt của mình...và Irene cũng thế, với cái chết giả. Sếp cũ của cô đã sử dụng năng lượng siêu nhiên đến từ một cánh cổng thế giới khác để tạo ra một quân đội sinh học, và Ryu Nhân Bản đã trở thành một trong những đối thủ mạnh mẽ nhất trong lịch sử dòng game này. Một số sự thật tàn khốc khác có cả một thử thách buộc Hayabusa phải tránh dung nham đang dâng lên trong khi kẻ địch đang ngắm bắn tứ phía, và những power-up thường được đặt ở những nơi dụ dỗ người chơi, rất dễ chết. Sau cùng, Clancy lộ mặt là một kẻ phản bội và chiếm lấy quyền điều khiển chiếc chiến thuyền đến từ thế giới bên kia. Bệnh hoạn ghê ghớm, hắn cho Ryu một cơ hội tạo ra một thế giới mới bằng cách tiêu diệt sạch sẽ thế giới cũ. Thay vào việc nghe lời, Ryu cho Clancy yên nghỉ ngàn thu.

- Ship of Doom kết thúc bằng đoạn cắt cảnh truyền thống: Ryu và Irene đứng ngắm hang ổ của địch dần sụp đổ từ một khoảng cách xa, ngắm mặt trời vừa lên...lần cuối cùng họ ở bên nhau. Toàn bộ cả ba game đều đã được chuyển lên hệ máy SNES và Atary Lynx, Ninja Gaiden Shadow cũng ra mắt trên hệ Game Boy trắng đen (được chuyển từ một game "Shadow of the Ninja" sang), nhưng đây cũng là điểm tạm dừng cho Nintendo với dòng game.

- Nhưng thật không may, Tecmo đã bị "chiếm cứ" bởi ninja.



Trò chơi Tử Thần

- Thu nhập giảm dần khiến Tecmo buộc phải bán bản quyền của dòng game thay vì tự tiếp tục phát triển, và SEGA lao ngay vào với kết quả đáng thất vọng. Ninja Gaiden cho hệ Master System giữ nguyên gameplay và đạp bỏ khả năng continue để đưa Ryu lên đường tìm diệt Dark Samurai đã tiêu diệt Dragon Clan của anh và còn cướp mất một cuộn nhẫn thuật quý giá. Game chỉ được phát hành ngoài nước, và thất bại thảm hại. Một phiên bản Game Gear sai đó làm được hơn chút đỉnh. Kế hoạch hit lớn cho hệ Genesis chết từ trong trứng nước, và vào năm 1992 SEGA cũng đã từ bỏ dòng game. Ninja Gaiden đã chết.

- Tecmo ngay sau đó đã đến bờ vực với nhân lực dưới năm trăm người và 5 năm chăm chú vào game đỉnh của mình. Toàn hãng cần có một cú thắng, thắng lớn. Nhận ra con át chủ bài arcade mới nổi của SEGA, các nhà điều hành quyết định đưa ra lệnh chót: tạo ra một game tựa như Virtua Fighter, nhưng phải tốt hơn. Công việc được đặt ra cho Team Ninja, một đội ngũ được thành lập với nhiệm vụ đưa Gaiden Trilogy lên hệ máy SNES, nhưng trách nhiệm đã được đặt vào tay một nhà lập trình có danh tiếng đang làm việc trên mảng SNES của hãng Tecmo Bowl: Tomonubu Itagaki.


- Sinh ra cùng năm Tehkan thành lập, Itagaki mang trên vai trọng trách nặng như một ngôi sao nhạc rock đang trên đường sáng chói và chớp lấy mọi cơ hội. Ông sẽ luôn chiến đấu, ngay cả trong những tình huống như vậy. Ông luôn chắc chắn mình muốn làm gì. Là một con người hay đặt cược, Itagaki đàng hoàng đặt một ván cược với Chủ tịch hãng Tecmo rằng ông có thể làm ra một game đối kháng 3D chất lượng hút khách lại trên thị trường, với cái tên "Dead or Alive" để biểu trưng cho cách làm tất-cả-hoặc-không-còn-gì cho tình huống làm-hoặc-chết này. Ông đã tỏ ra hoàn toàn cứng đầu vào ban đầu...cho đến khi ông phải thu lại mọi lời nói.

- Dead or Alive ra mắt tại Nhật vào năm 1996, trên hệ máy độc quyền SEGA cùng Virtua Fighter 2, nhưng chỉ giống nhau ở đây là dừng. Trong khi tất cả mọi game khác mang đến cách đỡ đòn đơn giản, DOA giới thiệu một hệ thống phản đòn toàn diện dựa trên các phản ứng nhanh, chuẩn. Tốc độ game cũng rất nhanh, và mỗi đấu trường đều có cạm bẫy Danger Zones. Số lượng đấu sĩ tham gia vào Dead or Alive Tournament Executive Committee's (DOATEC) không được nhiều như các game đối kháng khác trên thị trường, nhưng trong số đó, có một cái tên quen thuộc. Một trong những bật tiền bối của Itagaki tại Tecmo là Yoshiaki Inose, nhà thiết kế dòng Gaiden trên hệ NES, nên việc Ryu Hayabusa góp mặt để tăng cao điểm số của DOA là chuyện đương nhiên.

- Dù rằng Itagaki đã thắng cược trên hệ arcade, DOA đã thể hiện sự vượt trội khi xuất hiện trên SEGA Saturn và PlayStation. Luôn là một người cầu toàn, Itagaki sửa lại công thức cho phiên bản PS1, thêm ba nhân vật mới vào. Nhân vật thứ nhất, dựa trên một mẫu dummy, trở thành một nữ ninja trẻ, tóc tím có tên là Ayane. Cô cũng mang lại cho dòng DOA danh tiếng phân biệt giới tính vì lựa chọn "ngực nẩy" trong điều chỉnh, nhờ vào một engine vật lý vững chắc. Kể từ đó, phụ nữ trong DOA trở nên nổi tiếng khắp mọi nơi nhờ vào một hệ thống mới mà không game đối kháng nào có.


- Dù rằng -- hay thật ra, vì lí do đó -- Dead or Alive trở thành tựa game thành công đầu tiên trong năm đó, và Itagaki đã sử dụng các hậu bản để phát triển một bước nối chắc chắn với những nhân vật đã có. Ryu trở thành một người đàn ông cứng rắn trên đường làm nhiệm vụ, bạn tốt và đồng minh với hai anh em ninja song sinh Kasumi và Hayate, và chị cùng mẹ khác cha của họ, Ayane. Anh còn trở thành kẻ xúi giục cho một chuyện tình khó khăn khi anh thấy cần thiết, thường là giải quyết rắc rối của bạn bè để dẹp bỏ những đau khổ của họ sang một bên. Các trận đấu giữa họ với nhau dường chỉ như những màn trình diễn dành riêng cho Ryu. Mục tiêu của anh là tiêu diệt Bankotsu, một tên quỷ Tengu âm mưu hủy diệt thế giới trong DOA 2, hoặc giúp đỡ các bạn đồng hành lật mặt âm mưu xấu xa đằng sau DOATEC. Trong vai trò thay đổi liên tục tại DOA, Ryu trở thành một nhân vật ở lại khá lâu và được fan yêu thích, kể cả các fan không biết các game đầu tiên của anh. Họ chỉ cần biết: Ryu Hayabusa là một nhân vật khủng khiếp.

- Itagaki cũng biết điều đó, và ông biết rằng phải làm nhiều hơn thế để đưa anh trở lại với Dragon Ninja. Dead or Alive trở thành những câu chuyện phụ về Ryu. Itagaki muốn xây dựng nên sự kiện chính.

Sức mạnh thực sự

- Itagaki và Team Ninja bắt đầu xây dựng sự trở lại của Ryu Hayabusa vào năm 1999, giữa các phần hậu bản của DOA. 8 năm đã trôi qua kể từ lần ra mắt cuối cùng của game trong dòng.

- Đầu tiên, Itagaki đã bắt đầu lại toàn bộ dòng game. Một lần nữa, lòng tự hào của ông tập trung vào gameplay, không phải cốt truyện cũ, nên Irene và các cuộc phiêu lưu trên NES đã bị lượt bỏ...dù rằng cốt truyện mà Itagaki lựa chọn cho game chỉ như một bản cải tiến lấy từ SEGA Master System. Game Gaiden mới đã được chỉnh sửa cho phù hợp với dòng chảy game trong Dead or Alive, đặt vào thời điểm 2 năm trước khi cốt truyện DOA 1 diễn ra, nhưng dành cho một lưỡi gươm sắc bén hơn. Cả về tiếng đồn lẫn thực chất gameplay sẽ phải hoàn toàn khủng bố. Khi những người thử nghiệm game (tester) phàn nàn rằng mẫu thử quá khó khăn, Itagaki hiệu chỉnh lại cho game còn khó hơn thế nữa. Hóa ra là, ông chẳng hề xây dựng một nhẫn giả. Dòng game phải có một tiếng tăm gì đó để giữ mãi mãi. Trong những game hành động khác, Itagaki sẽ nói, đối phương tồn tại là để bạn tiêu diệt. Trong Ninja Gaiden, đối phương tồn tại là để tiêu diệt bạn. Ông chấp nhận việc mang game của mình và các game thủ chơi game đến một chuẩn mực cao. Có hàng trăm game dễ chơi, dễ khám phá, tận hưởng. Marbles, hay Go Fish cũng xong. Bất kì ai muốn chinh phục được tượng đài Gaiden phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với địa ngục thực sự.

- Trong khi tượng đài đó làm một vài người lo lắng, thì vấn đề chính nảy sinh nằm ở kĩ thuật; các nhà thiết kể chẳng hề biết dược họ đang phát triển game cho hệ máy nào. Đầu tiên là một hệ arcade, sau đó họ chuyển qua Dreamcast, một hệ máy Itagaki yêu thích, cho đến khi kế hoạch đổ vỡ vào đầu năm 2001. Một mẫu thử nghiệm đã ra lò nằm tại văn phòng Tecmo, nhưng không có hệ máy để đặt chân lên, thì tiến triển bị ngừng. Kế hoạch "Ninja Gaiden thế hệ mới" chuyển dần đến PlayStation 2 tự nhiên và tình cờ.


- May mắn thay, một kẻ sánh đôi tự xuất hiện. Microsoft nhập hộp linh kiện Xbox đầu tiên vào Tecmo cuối năm 2000 và Itagaki - nổi tiếng với tính đánh giá phần cứng gaming khắc nghiệt - đã chấp nhận hệ máy ngay lập tức. Với ông, đó là lựa chọn duy nhất. Hộp linh kiện đã đưa đến cảm giác hoàn hảo cho ông với vai trò một nhà lập trình, đến từ một công ty chuyên phần mềm, hơn thế nữa khả năng phần cứng khiến game của ông trông thật đặc sắc. Toàn bộ những phát triển trên PS2 của Team Ninja ngay lập tức dừng lại vào đầu năm 2001. Dead Or Alive 3 trở thành một tựa game đắt khách cho chiếc hộp đen bựa của Microsoft và Ninja Gaiden ngay sau đó theo dấu, dù rằng Tecmo không hề có thông báo chính thức nào cho đến mãi hội chợ E3 năm 2002. Tecmo trở thành một trong vài hãng phát triển đầu tiên đặt toàn bộ trọng trách vào hệ console non trẻ của Microsoft.

- Ngay sau khi đã tiễn DOA 3 ra khỏi cửa và hoàn thành kế hoạch "an nhàn" Dead or Alive Xtreme Beach Volleyball, toàn bộ tập trung của Itagaki trở về với Ryu Hayabusa. Sau cùng, 5 năm phát triển và 13 năm chờ đợi, Ninja Gaiden đã lại mang tượng đài địa ngục gameplay đến Xbox vào ngày 2 tháng 3 năm 2004.

- Không đơn giản. Sau một vài đoạn hội thoại êm ái và đọ sức với chú của mình, ninja Murai -- một boss đầu khá khó nhá để cho game thủ làm quen -- Ryu được tin Hayabusa Village bị tấn công bởi Greater Fiend Doku. Một ngọn lửa xanh trong bộ giáp samurai, Doku san bằng cả ngôi làng và thẳng tay tàn sát. Ryu đối đầu hắn và đã bị chém gục bởi vũ khí mới của Doku: thanh Ám Long Thần (Dark Dragon Blade) của ác quỷ, một thanh gươm chuyên ăn các linh hồn được bảo vệ bởi Hayabusa Clan nhiều thế kỉ qua.


- Trở lại cuộc sống nhờ linh hồn một con vật (tên nó là chim ưng "Hayabusa"), Ryu truy tìm Doku đến tận Holy Vigoor Empire, một đất nước ma quỷ canh phòng cẩn mật bằng quân đội công nghệ cao. Nhưng chẳng đóng vai một chướng ngại tốt được. Ryu thẳng tay chém sạch các đội lính, zombie, ninja của Spider Clan và hàng lũ quái vật, ma quỷ, suốt dọc đường được Ayane chỉ dẫn. Giữa chiến dịch Scorched Earth, anh tình cờ gặp gỡ người thợ rèn Muramasa (cũng từng xuất hiện trong DOA) và Rachel, một thợ săn quỷ (Fiend Hunter) không may mắn vì phải tìm diệt người chị em song sinh đã bị biến thành quỷ, Doku, thay vì thỏa mãn, chỉ mang lại những phức tạp hơn thế. Một phép nguyền biến Ryu thành quỷ, và thanh Ám Long Thần Kiếm rơi vào tay tên Hoàng đế Holy Vigoor. Ryu truy tìm hắn thẳng đến tận thế giới bên kia để thực hiện hành động cuối cùng, đậm chất ninja.

- Sau khi cuộc chiến với tên Hoàng đế quỷ dữ, phát hiện và truy tìm dấu theo sự phản bội của Murai - tiêu diệt Ám Long Thần một mình - chỉ là một chút phiền phức với Ryu. Thực chất, Murai đã hoàn toàn quên rằng thanh Long Thần Kiếm được mạnh mẽ là nhờ vào ý chí mạnh mẽ vô hạn của anh.

- Ninja Gaiden dành cho Xbox khá đẫm máu và đẹp mắt -- 16 màn chơi cực kì ấn tượng. Hơn ba mươi tiếng tàn sát thẳng tay, không tính các lần chơi lại, thì mọi thứ đều bóng loáng như thép. Vũ khí và phép thuật đều có thể nâng cấp, kể cả việc biến một thanh gươm gỗ vô dụng thành Thiên Nhiên Vô Khuyết (Unlabored Flawlessness). Những bản đồ to bựa cùng load màn đặc sắc mang lại cảm hứng tung hoành tự do. Ngay cả các Golden Scarabs ẩn giấu còn mang đến các phần thưởng hậu hĩnh khi tìm được.


- Sự đa dạng của vũ khí có thể đã là sáng tạo, nhưng độ sâu kinh người của hệ thống chiến đấu (combat system) đã làm nên linh hồn của game. Hàng tá chuỗi đòn liên hoàn (combo) ẩn giấu trong chàng ninja chỉ đợi người chơi sử ra để mang lại hiệu quả hủy diệt. Hầu hết đều mang ý nghĩa sinh tồn, ứng vào tay bấm là sự linh hoạt và dễ dàng...nhưng không làm game dễ thở. Những người chơi tự mãn thường bị đánh lén, bất ngờ, áp đảo và nướng chín dẹp lép bởi các shuriken nổ; trong thế giới của Ryu, người chơi học được việc thích ứng hoặc ăn đòn. Cũng như những game NES trước kia, một vài người chơi bỏ qua game, không chịu nổi độ khó của gmae. Mọi người còn lại thì đều yêu thích địa ngục trần gian này. Trong năm đình đám ấy khi Half-Life 2, Halo 2, Burnout 3, Fable, Grand Theft Auto: San Andreas và World of Warcraft chiếm giữ thượng phong, thì Ninja Gaiden vẫn là một tượng đài bất bại không đối thủ.

- Itagaki, mặt khác, đã nhìn ra được bước tiếp theo.

- Bản Hurrican Packs download được mang lại thêm nhiều đối thủ, nhiệm vụ, vũ khí và kĩ thuật chiến đấu mới, toàn bộ chúng và nhiều chỉnh sửa mới đã được đưa vào "hậu cảnh đạo diễn" của Itagaki vào năm 2005, Ninja Gaiden Black. Itagaki còn ác độc đưa vào một độ khó không dễ nuốt - Ninja Dog, nhưng vái giá phải trả là Ayane mất đi lòng kính trọng khi ra tay cứu Ryu. Trong khi nhiều fan nói rằng Black là "phiên bản hoàn hảo," đội ngũ non trẻ nằm trong Team Ninja chỉnh sửa lại game một lần nữa để làm ra Ninja Gaiden Sigma cho PlayStation 3 vào năm 2007 (cho Itagaki và đội ngũ của ông làm việc với Ninja Gaiden II). Rachel trở thành nhân vật có thể điều khiển được (playable) một vài vòng, và game hút hồn hơn, vẫn đậm chất máu lửa, trong khi một vài người nghĩ rằng Tecmo đã lại tận dụng chiếc "máy chặt thịt" quá nhiều.

- Lời đánh giá đó không hề làm Itagaki bận tâm. Nếu ông cứ phải vòng quanh nội dung cũ, chỉ là để có thêm thời gian làm phần hậu bản thực sự, trên hệ máy mà ông muốn khám phá nhất.



Sẽ lại đẫm máu

- Mọi thứ với chúng ta ngày càng hơi hưởng ninja hơn.

- Vào năm 2004, Itagaki hứa rằng ông sẽ phát triển game cho Nintendo DS, và giờ đây ông đã thực hiện lời hứa. Tháng 3 năm 2008, Ryu trở lại với Ninja Gaiden Dragon Sword (Ninja Truyền kì Long Thần Kiếm), nỗ lực đầu tiên dành cho hệ cầm tay của Team Ninja. Ryu có được một đệ tử tên Momiji, việc cô bị bắt cóc bắt đầu cho lần tung hoành mới nhất của Ryu đậm chất 3D. Với toàn bộ khả năng của DS, Itagaki thiết kế cho các động tác, nhảy, tấn công, nhẫn thuật đều dựa vào bút cảm ứng. Toàn bộ hành động tốc độ cao và đẫm máu nằm trên chiếc DS nhỏ bé với khung hình cực cao, đầy hứa hẹn và đặc sắc.

- Cuối năm 2008, Ninja Gaiden II đưa cảm hứng tung hoành đến Xbox 360, phát hành bởi Microsoft. Việc thiết kế cảnh nền được bắt đầu năm 2005, trước cả việc Dead or Alive 4 nhập hàng, và trong khi Dragon Sword đưa đến gameplay sáng tạo cho cả dòng game và DS, Ninja Gaiden II sẽ làm thay đổi cách mà Ninja Gaiden vẫn luôn thể hiện.
[YOUTUBE]uS-IhxhW4T8[/YOUTUBE]​
- Trong những game trước khi Ryu thường phải phòng thủ đợi chờ một kẽ hở để xông xáo, lần này anh sẽ bắt đầu gameplay tấn công và luôn áp đảo. Cùng anh chiến đấu sẽ là hình ảnh mê hồn cùng chiếc lưỡi hái và Long Trảo (Dragon Claw), ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của Ryu. Hệ thống menu, bị chê trách là một điểm trừ nặng cho Gaiden Xbox, nay được đổi bằng menu ngay trong game, không chặn mất dòng chảy game.

- Có lẽ đáng thất vọng, sức khỏe của Ryu sẽ tự hồi phục đến một điểm nhất định; loại trừ việc truy tìm các bình hồi máu để sống sót. Các chuyển động được chính tay Itagaki săn sóc cho để không bị phiền nhiễu nhiều. Có lẽ vẫn theo cách cũ, ông lại chuẩn bị thêm nhiều cách mới để Ryu bị đập thảm hại còn hơn trước.


- Itagaki và Team Ninja chưa tiết lộ ra chi tiết cốt truyện, nhưng vì nó là Ninja Gaiden, thì chắc là kẻ nào đó siêu ngu ngốc lại động tới Ryu. Trong khi ở phần trước những siêu kiến thúc hoàn toàn khác biệt ghép lại thành Vigoor, thì giờ đây các địa điểm trên thế giới hiện ra. Một Venice đã hiện ra, và rõ ràng chúng ta sẽ lại được thấy "Ninja Mĩ" một lần nữa khi Ryu xuất hiện để làm hào quang sáng chói cùng ánh đèn đêm New York. Thành phố không bao giờ ngủ sẽ rất may mắn nếu nó vẫn còn sống sót sau khi Ryu đi qua nó. Không gì khác ngoài thể loại chính thức mà Itagaki đã gán cho Ninja Gaiden II là "Hành động bạo lực - Violence Action," và bỏ qua vấn đề hồi máu, thì hậu bản này đang dần đứng lên danh dự xứng tầm tượng dài của dòng.

- Cứ như thế. Dòng game là vậy. Hàng đống cảnh đẫm máu và những thử thách điên người, nguyên bản thúc dục Ryu Hayabusa vượt qua, cả những điều tưởng như không thể và cả quân đội hắc ám đã yên nghỉ. Kể từ khi "Ninja Mĩ!" xuất hiện lần đầu trên màn hình arcade hai mươi năm trước, cụm từ "Ninja Gaiden" đã luôn hứa hẹn cho các game thủ kì cựu những kinh nghiệm gameplay đậm chất, và những hy vọng mỏng manh có được chiến thắng sau cùng thật sự xứng đáng khổ công vượt qua.

- Ryu Hayabusa rất biết cách giữ lời hứa.
- Trải qua nhiều thăng trầm sướng khổ trong cuộc sống, ngày nay dòng game Ninja Gaiden đã, đang và mãi mãi là huyền thoại của Tecmo, ngôi sáng trên bầu trời game hành động của Thế Giới ... ^_^ Bản anh hùng ca này sẽ còn mãi vang ca khi Ninja Gaiden vẫn còn hiện hữu với chúng ta, hãy chờ xem họ sẽ còn làm gì nữa đây ? Câu trả lời nằm ở dòng chảy thời gian mà thôi !

 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top