VÀI ĐIỀU VỀ FLAPPY BIRD.

Cửa hàng game Nintendo nShop

Tirexxx

Khủng long chân dài
Thành viên BQT
VÀI ĐIỀU VỀ FLAPPY BIRD.



Báo chí trên thế giới vẫn tiếp tục bình luận về ‘hiện tượng’ Flappy Bird, ngay cả khi tác giả Nguyễn Hà Đồng đã gỡ bỏ tựa game này khỏi Apple Appstore và Google Play. Những tạp chí có uy tín, như Forbes hay The Verge vẫn tiếp tục có những bài viết phân tích liên quan đến Flappy Bird, và họ cho rằng hiện tượng này ‘thật phi thường’ !

Chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, liên tiếp những bài viết của báo chí xoay quanh tựa game ‘made by Vietnamese’ này được đăng tải, những vấn đề liên quan được bàn luận, nhều ý kiến trái chiều được chia sẽ. Và đặt biệt là, khoảng lợi nhuận lớn mà tựa game Flappy Bird mang về cho chủ nhân của mình, gây ấn tượng mạnh cho những người quan tâm đến ngành giải trí điện tử, và cả những người hầu như chưa bao giờ quan tâm đến videogame. Có quá nhiều bài viết về Flappy Bird, nhưng có một sự thật là ngay cả những người viết bài vẫn chưa hiểu rõ được lí do tại sao tựa game này lại trở nên ‘sốt’ đến như vậy.

Tóm lại, lẽ ra mọi người cần phải tập trung vào những điều dẫn đến thành công của tác giả Nguyễn Hà Đông, thì có vẻ họ lại như đang tập trung vào điều gì đó hoàn toàn ‘xa rời’ điều này.

Facebook là ‘nơi’ diễn ra những cuộc tranh luận quyết liệt nhất, ở đây mọi người được tự do bày tỏ quan điểm, gốc nhìn cá nhân của mình. Flappy Bird dễ dàng thu hút được sự ‘quan tâm đặc biệt’ của những người có ‘óc quan sát’. Và họ không khó để ‘tìm ra được nhiều bằng chứng’, chứng mình rằng một số chi tiết có trong Flappy Bird đã được chủ nhân của tựa game này ‘vay mượn’ từ những tựa game khác. Trong đó, hình ảnh ‘ống nước’ được cho là giống với ‘mẫu’ ống trong dòng game Mario của Nintendo, nhận được sự đồng tình nhiều nhất! Tiếp đến, đó là vấn đề liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế, tính trên tổng mức thu nhập ‘khủng’ mà “chuyến bay con chim nhỏ” mang về cho chủ nhân của mình.

Nếu chúng ta cứ mãi mê quan tâm một cách thoái hoá đến những gì vừa nên ở trên, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua những điều mà “chú chim nhỏ” này đã làm được. Những điều thú vị hơn, mà những tựa game khác phải mất một thời gian nhất định, trong khi Flappy Bird chỉ mất rất ít thời gian để đạt được.

Việc sao chép lẫn nhau, không phải là điều gì quá nghiêm trọng, hay thậm chí nó là điều hiển nhiên và bình thường. Và đây KHÔNG phải là yếu tố mang lại sự thành công cho ‘chuyến bay của chú chim nhỏ’.

Đã có quá nhiều bài viết, và ý kiến bình luận về hình ảnh chiếc “ống-cống” của Nintendo xuất hiện trong game, hay sự giống nhau của cách chơi của Flappy Bird và Piou Piou… Cho dù tác giả có thực hiện việc ‘góp nhặt’ những chi tiết từ nhiều tựa game khác, vậy thì sao nào? Điều này tương tự như: Đâu phải Facebook là mạng xã hội đầu tiên; Gangnam Style là bài hát có điệu nhảy vui nhộn đầu tiên; và cả iPhone cũng đâu phải là chiếc điện thoại thông minh đâu tiên…!


Nếu ai đó cho rằng Flappy Bird thành công trong việc thu hút người chơi, chỉ vì tác giả đã sử dụng hình ảnh ‘ống-cống’ màu xanh của Nintendo, thì thật là quá lố bịch ! Những chiếc ‘ống-cống’ màu xanh ấy có gì hấp dẫn mọi người trong khi họ chơi tựa game này nào? Thậm chí, hãng Nitnendo chẳng màng đến việc đưa ra lời bình luận của họ về sự giống nhau của mấy cái ‘ống-cống’. Yếu tố then chốt lôi cuốn người ta cứ lao vào chơi đi chơi lại Flappy Bird, đó chính là mức độ khó của game! Và tất cả chỉ có vậy, độ khó của game khiến người ta khát khao chinh phục nó!

Flappy Bird không dễ gì mà ‘làm giả’ được, đây là điều quan trọng nhất. Hiệu ứng vật lí trong game của các phiên bản ‘ăn theo’ không cho được cảm giác ‘đúng’, và tất nhiên những chú chim ‘lạ’ này sẽ dễ dàng chinh phục đường bay của chúng.

Vì lí do cá nhân, hiện tại tác giả đã gỡ bỏ Flappy Bird khỏi Apple Appstore và Google Play. Tuy nhiên, nếu mọi người muốn trải nghiệm, thì có thể tìm thấy những phiên bản ‘ăn theo’. Những phiên bản này có cách chơi khá giống phiên bản đã được gõ bỏ. Nhưng, nếu bạn là người tinh ý và đã từng chơi qua phiên bản Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, thì có lẽ bạn sẽ đáng giá được rằng những phiên bản ‘ăn theo’ này không thể nào có chất lượng ngang bằng với bản gốc!

Đầu tiên phải kể đến, đó là chất lượng hình hoạ chắc chắn rằng không tốt bằng bản gốc rồi. Flappy Bird có sự hấp dẫn rất đặc trưng của “đồ hoạ pixel”. Điều kế đến, ‘chú chim nhỏ’ của Nguyễn Hà Đông là phiên bản nhận được hằng trăm-nghìn lượt đáng giá, nhưng vẫn giữ được ở mức “4 sao”. Không dễ để những phiên bản ‘ăn theo’ có thể bắt chước được điều này.

Fly Birdie là một tựa game để minh chứng cho những điều nêu trên. Tựa game này có hẵn nhạc nền nghe khá vui tai và một ‘chú chim màu nâu’... xấu hoắc. Fly Birdie cho người chơi quá nhiều cơ hội để vượt qua những chướng ngại vật, do đó sẽ làm họ nhanh chán. Tiếp theo là, Ironpants, một phiên bản ‘ăn theo’ đáng chú ý khác, cũng có cách chơi khá dễ.

Thế mới hiểu được, để Flappy Bird chinh phục được chừng ấy người chơi, không phải là điều mà khả dĩ !

Thoạt nhìn, Flappy Bird trông như một tựa game ‘nhãm’, chỉ để chơi rồi bỏ mà lập trình viên nào cũng có thể thực hiện được, và hầu như chỉ mất ít thời gian để viết ‘code’. Nhưng, vấn đề không nằm ở việc tốt ít hay nhiều thời gian đế phát triển Flappy Bird. Thật sự, Nguyễn Hà Đông đã có ý định mang đến cho ‘chú chim nhỏ’ của anh một sự nặng nề về trọng lượng khi bay, hơn bất cứ phiên bản tương tự khác. Cũng giống như cách mà các nhà phát triển tựa game Temple Run muốn rằng người chơi dùng thời gian của họ càng nhiều càng tốt, để hoàn thành một màn chơi vậy. Mục đích của trò chơi rất rõ ràng: chạy và nhảy sao cho kéo, để người chơi có thể đạt được nhiều điểm số. Nguyễn Hà Đông cũng có ý định như thế, nhưng thay vì giữ người chơi ở lại với trò chơi của mình, thì anh có ý định loại người chơi của mình bằng cách đẩy mức độ khó của trò chơi lên cao nhất có thể, mà không hề làm mất đi sự cân bằng của game.


Temple Run có cách dẫn dắt người chơi rất khéo léo. Bắt đầu của một màn chơi, lúc nào cũng tạo cảm giác dễ dàng, trước khi dẫn người chơi vào nhịp ‘dồn dập’ của game. Nhịp độ của game tăng dần và thu hút người chơi một cách chập rãi - Đó là cách khiến họ dần dần mong muốn ‘chuyến hành trình’ của mình không chấm dứt quá chóng vánh, và rồi họ quyết định ‘móc hầu bao’ để chi trả cho những vật phẩm trong game. Flappy Bird thì đơn giản hơn, chỉ là “thắng hay thua” thế thôi! Và không có lựa chọn nào khác, ngoài cách bạn phải quyết định ‘chọt’ vào màn hình đúng lúc, để chú chim nhỏ không va vào những chiếc ‘ống-cống’ màu xanh. Đây cũng là yếu tố gây ‘bức gân’ ngươi chơi !


Cho nên, nếu nói là Flappy Bird thành công là nhờ vào vận may, thì có vẻ như đây là gốc nhìn thiếu tính bao quát đối với một vấn đề. Nhóm .GEARS cho thấy họ làm việc hoàn toàn nghiêm túc.

Đừng đánh giá thấp tính đơn giản, vì đó là điều không dễ để đạt được.

Người thiết kế trò chơi phải tập trung tìm kiếm và lựa chọn khả năng thực hiện cách chơi của tựa game mà họ dự định làm ra. Điều này khiến yếu tố sáng tạo phải luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi tựa game. Đây cũng là điều mà Flappy Bird có được, và không thể phủ nhận!

Hãy cùng xem xét thêm về ‘tính đơn giản’ của Flappy Bird, và tìm hiểu xem vì sao yếu tố này khiến cho mọi người quan tâm đến tựa game này như thế. Ed Fries, người đồng sáng tạo sản phẩm Xbox của Microsoft, đã bỏ thời gian tìm hiểu điều này. Fries lưu ý rằng hầu như những tựa game dành cho máy chơi game chuyên dụng đều có điểm tương đồng với nhau. Một minh chứng cho điều này, đó là sự ‘nở rộ’ của những tựa game có cách chơi với gốc-nhìn-thứ-nhất (FPS), có chất lượng hình ảnh cao. Trái ngược với xu hướng này, những tựa game đơn giản, dạng nguyên thuỷ của máy Atari và Nintendo, là tựa game Pong hay Xếp hình (Tetris). Và đây mới chính là những tựa game mang theo những yếu tố ‘tinh tuý’ của những trò chơi giải trí điện tử. Một lần nữa, sự quyến rũ của nét tinh tuý lên tiếng. Điều này cho thấy, lý do tại sao Nintendo quyết định bảo vệ những nét tinh hoa riêng mà họ đã xây dựng trong nhiều năm trời, bằng mọi giá !

So sánh Flappy Bird với Facebook, Apple và một số các sản phẩm công nghệ khác của thì thật là một phép so sánh ‘đáng buồn cười’! Nhưng, thật tế vẫn có những người đã làm điều này. Về cơ bản, ‘chú chim nhỏ’ này làm hài lòng những người chơi, và mọi người biết đến thông qua cách ‘truyền miệng hiện đại’. Nó khá giống với cái cách mà video nhạc ‘Gangnam Style’ của nhóm Spy đã được biết đến, cách đây không lâu. Hay là, Angry Birds hay Clash of Clans cũng ‘nổi tiếng’ theo cái cách này.



Khi chúng ta xét theo khía cạnh này, thì đây mới là lúc mà yếu tố ‘may mắn’ được nhắc đến. Rõ ràng, tác giả Nguyễn Hà Đông không hề đoán trước được ‘chú chim nhỏ’ lại ‘bay xa’ đến thế, mang về những điều có lẽ là ngoài tầm kiểm soát cho chủ nhân của mình. Nguyễn Hà Đông biết và nắm vững những lý thuyết để làm thế nào xây dựng một trò chơi điện tử, và anh đã thực hiện đúng theo những điều ấy, cũng như anh đã làm với nhiều tựa game khác của mình. Thành công của Flappy Bird sẽ khó có thể thành sự thật, nếu như không có sự thất bại của những người phát triển dạng game giống như thế.

Nhóm phát triển Rovio đã thất bại trên dưới 50 lần, trước khi tựa game của họ được biết đến trên khắp thế giới. Đến này, Angry Birds đã trở thành một thương hiệu, nó mang lại cho họ lợi nhuận từ nhiều sản phẩm khác nhau: đồ chơi, phim hoạt hình, và những phiên bản khác nhau của tựa game này. Một khi bạn ‘vớ lấy’ được cơ hội, hãy cố gắng tận dụng nó và làm cho cơ hội ấy sinh lợi cho bạn càng nhiều càng tốt. Bởi, những cơ hội như thế khó mà đến lần thứ 2!


Flappy Bird đã giành lấy cho mình một cơ hội, nhưng liệu nhóm phát triển .GEARS có thể làm thêm những tựa game khác, để vươn ra tầm thế giới như thế một lần nữa hay không. Đó mới chính là câu hỏi xứng đáng để đặt ra.

Cũng như, nhóm nhạc Spy đã từng có một video nhạc ‘để đời’ trên Youtube, nhưng chính họ cũng thừa nhận rằng lập lại điều này là gần như không thể nào.

Chắc chắn rằng sự thành công của Flappy Bird là điều mà những công ty trong ngành giải trí điện tử không thể không ‘để mắt’ đến. Nó khiến cho những người làm công việc thiết kế trò chơi điện tử phải ngồi lại với nhau và thảo luận một cách cẩn thận. Có những điều mà, hoặc họ đã bỏ qua, hoặc là họ đã không tìm thấy. ‘Chú chim nhỏ’ của Nguyễn Hà Đông có những điểm sáng mới mẻ, mà lâu rồi chúng ta không tìm thấy trong những tựa game mới của ngành giải trí điện tử.

Yếu tố tối giản trong cách chơi, phong cách đồ hoạ ‘pixel’, nâng độ khó của game một cách không thương tiếc người chơi, bỏ qua việc phân màn chơi và cách mà Flappy Bird thu hút được số lượng người chơi khổng lồ. Tất cả những điều này đều phải được phân tích thật kỹ! Và có lẽ, trong tương lai gần, chúng ta chứng kiến hàng loạt tựa game ra đời theo tiêu chí và cảm hứng được lấy từ Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông.

Một thể loại game mới ra đời !

[Biên tập lại từ techinasia.com]
 
Sửa lần cuối:

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top