[Vui] Game không phải là nguyên nhân của hành động bạo lực

Cửa hàng game Nintendo nShop


Dư luận thường có xu hướng chỉ trích trò chơi điện tử (videogame) về nhiều khía cạnh, trong đó có cả việc 'quy kết' cho videogame như là một nguyên nhân dẫn đến những hành vi mang tính bạo lực. Đa số những tựa game bắn súng, nhất là những tựa game có chất lượng đồ họa cao thường diễn tả chi tiết và rất thật từ vũ khí, sóng óng, các hành động gây hấn và hiếu chiến... đều được thể hiện rõ ràng trên màn hình. Vậy những chi tiết này có phải là nguyên nhân tích cực làm cho người chơi trở nên có xu hướng bạo lực hay không ?

Đây vẫn còn là một điều gây tranh cãi, và khiến không ít người lớn nói riêng, và xã hội nói chung có 'ác cảm' với ngành giả trí điện tử. Đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn muốn con mình tránh xa "hiểm họa" này.

Theo các dẫn chứng khoa học, não của chúng ta sẽ tiếp nhận, phản ứng, chủ động lưu giữ những thông tin thông qua giác quan (ở đây thị giác sẽ đóng vai trò chính), sau đó não sẽ sử dụng các thông tin đã được lưu giữ để đối chiếu và đưa ra những phương án xử lý tình huống tương ứng (theo kinh nghiệm).

Ví dụ, khi bạn được cho thông tin là MÀU VÀNG, và được đặt câu hỏi: Hãy kể tên một loại trái cây có màu vàng. Thì, ngay lập tức não của bạn sẽ đối chiếu và lựa chọn thông tin mà nó đã lưu trữ để tìm ra đáp án, ở đây có thể là Quả Chuối hay Quít... Hay nói cách khác đây là một dạng trạng thái ám thị trong quá trình nhận thức sự vật, sự việc.

Từ luận điểm trên, các nhà nghiên cứu đã cho 2 nhóm người tình nguyện chơi 02 trò chơi điện tử khác nhau, trong một thời gian nhất định. Nhóm thứ nhất, chơi game với nội dung người chơi phải điều khiển một chiếc xe hơi tránh né những chiếc khác, và nhóm thứ 2 chơi game với nội dung người chơi điều khiển một con chuột tránh sự truy bắt của một con mèo. Sau đó, người ta đưa ra một bài kiểm tra về Độ Nhạy Khả Năng Nhận Thức một số đồ vật thực tế có liên quan đến chủ đề của 02 game kể trên. Và kết quả cho thấy, cả 02 nhóm người tình nguyệt tham gia nghiên cứu không có sự khác biệt về mức độ nhạy cảm đối với các đồ vật thực tế. Đồng nghĩa với việc cả 02 nhóm người tham gia nghiên cứu hoàn toàn không chịu ảnh hưởng, hay ám thị bởi 02 tựa game mà họ đã chơi.


Không giống như những tựa game 'cổ' dùng đồ họa 8 bit 'xấu xí', ngày nay các nhà thiết kế đồ họa đã có đủ tài nguyên phần cứng để cho ra đời những sản phẩm trò chơi chất lượng hình họa rất cao. Điều này một lần nữa lại làm dấy lên mối lo ngại về những tựa game tả thực những hình ảnh bạo lực.

Lần này, những người tình nguyện tham gia nghiên cứu được cho chơi tựa game Mortal Kombat (một trong những tựa game có nhiều hình ảnh bao lực vào loại bật nhất). Một phiên bản Mortal Kombat được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật Ragdoll Physics, tức là mọi chuyển động của nhân vật đều được miêu tả bởi một khung-xương-ảo, cho nên tất cả hiệu ứng vật lý đều mô tả được những hình ảnh chết chóc rất thật. Phiên bản Mortal Kombat còn lại sử dụng kỷ thuật dựng hình cũ hơn, cho nên các nhân vật và những hình ảnh chết chóc chỉ được mô tả đơn giản, và trông không thật. Kết quả là cả 02 phiên bản Mortal Kombat nêu trên đều được đánh giá là có mức độ phản ứng của người chơi đối với những hình ảnh bạo lực là khá tương đồng. Điều này cho thấy chất lượng đồ họa của tựa game không làm gia tăng trạng thái ám thị đối với người chơi.


(the74million.org - Tỉ lệ phạm tội và mức tăng trưởng của thị trường videogame
từ năm 1998 đến năm 2015)

Như vậy, khó có thể kết luận rằng trò chơi điện tử (video games) chính là nguyên nhân (dù khách quan hay chủ quan) để dẫn đến những hành động bao lực. Để biện chứng cho việc videogame có 'dính liếu' đến các hành động bạo lực, người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: đo nhịp tim, đo sóng não,... nhưng chung quy những số liệu thu được không liên quan đến các hành động phạm tội. Các nhà tâm lý học tội phạm cũng chưa tìm thấy được những dẫn chứng thuyết phục để cho rằng những tựa game bạo lực và hành động phạm tội của con người có mối tương quan.

Vào năm 2011, Tòa Án Tối Cao của Mỹ đã ra phán quyết rằng: Các nghiên cứu chưa tìm ra được mối liên kết rõ ràng giữa những tựa game có nội dung bạo lực và ám thị hành vi. Tuy nhiên, cho đến nay khi xảy ra một vụ phạm tội, thì truyền thông và dư luận vẫn cố gắng quy kết trách nhiệm cho các trò chơi điện tử.

Thật ra, vấn đề chủ yếu là ở sự nhận thức của ngươi chơi.
Sự nhận thức sẽ thay đổi và dần hoàn thiện theo từng độ tuổi, do đó người chơi cần lựa chọn những tựa game phù hợp với mình để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho bản thân. Đặc biệt là các bậc phụ huynh cần theo dõi, và giúp con em mình lựa chọn những tựa game có nội dung thích hợp.


[Theo AsapSCIENCE]
 
Sửa lần cuối:

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Bài mới từ Diễn đàn

Mua máy PS4 tại nShop

Banner Blog 4

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Gundam Plaza

Gundam Plaza

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top