10 dấu ấn đột phá của Nintendo trong ngành videogame.

Cửa hàng game Nintendo nShop

Tirexxx

Khủng long chân dài
Thành viên BQT
10 DẤU ẤN ĐỘT PHÁ CỦA NINTENDO
TRONG NGÀNH VIDEOGAME.

Nintendo là một trong số những hãng điện tử, được xem là rất năng động trong việc cho ra đời những sản phẩm mang tính đột phá. Với tần xuất ứng dựng những ý tưởng mới vào sản phẩm cũng được đánh giá rất cao.

Có những sản phẩm rất thành công, nhưng cũng đôi lần thất bại. Tuy nhiên, tất cả những thành tựu nghiên cứu, và ứng dụng của họ, đều mang đến thị trường nhiều sự mới lạ đầy thú vị.

Còn khoảng 5 tuần nữa, là đến ngày ra mắt của Wii U, một sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều mới mẻ trong cách chơi game. Lần này, sự đột phá của chiếc tay cầm là tiêu điểm của sản phẩm Wii U được chú ý nhiều nhất, bên cạnh sự cải thiện đáng kể về tổng thể phần cứng.

Trong vòng một thập kỷ qua, Nintendo đã có không ít lần gây chú ý cho thị trường thiết bị điện tử nói chung, và ngành giải trí video game nói riêng. Bằng những sản phẩm đậm chất sáng tạo của họ. Bài viết này sẽ nhắc đến 10 sản phẩm, được Nintendo ứng dụng những thành tựu và nghiên cứu của họ, được nhắc đến như những đột phá làm thay đổi ngành công nghiệp giải trí videogame.

1:: Chiếc tay cầm 'đa tài'...
- Wii U Gamepad.



Chiếc tay cầm giành cho hệ thống máy game console Wii U được Nintendo giới thiệu tại hội chợ giải trí điện tử E3 2011, và dự kiến ra mắt thị trường vào quý IV - năm 2012. ‘Chứa đầy’ những tính năng mới, hứa hẹn một lần nữa tạo nên sự cách mạng cho cách người chơi tương tác với những tựa game.

Điều lớn nhất mà Nintendo vẫn đang muốn cải thiệt hơn nữa, đó chính là yếu tố 02 màn hình của hệ thống. Một số trò chơi trong tựa game Nintendo Land, thể hiện khả năng hỗ trợ nhiều người cùng chơi với cách chơi bất đối xứng, thông qua việc mỗi người tham gia đều có một màn hình dành riêng cho mình. Tuy nhiên, với chế độ chơi đơn, thì tính năng này chưa được thể hiện rõ nét.

Điểm gây chú ý nhất, đó là Nintendo đã đầu tư rất nhiều vào khả năng truyền nhận dữ liệu giữ màn hình chính - chiếc tivi; và màn hình phụ - trên chiếc tay cầm. Và có khả năng giải phóng người chơi khỏi chiếc tivi, bằng cách cho phép họ dùng màn hình phụ, để thay thế.

Không thể phủ nhận sự tiện dụng, trong những trường hợp người chơi mong muốn được tiếp tục màn chơi của họ, mà không cần dùng chiếc tivi nữa. Bên cạnh đó, một danh sách dài các tính năng khác, được tích hợp, khiến cho chiếc tay cầm của Wii U mang đầy tiềm năng làm thay đổi cách chơi, như là: Màn hình phụ có cảm biến chạm, cảm biến hồi chuyển, micro, loa ngoài hỗ trợ 2 kênh âm thanh, nhóm phím bấm trên cách tay cầm truyền thống, các giao tiếp để tạo môi trường kết nối khác. Những nhà phát triển hoàn toàn có thể tận dụng những lợi điểm này để sáng tạo nhiều điều thú vị, hoặc chỉ đơn giản là tạo sự thuận tiện trong cách điều khiển cho người chơi.

2:: "Hai" thích hơn là "Một"...
- Nintendo DS.



Bằt đầu từ năm 1983, ‘Donkey Kong 2’ là sản phẩm mở đường cho dòng máy chơi game cầm tay có 02 màn hình, Nintendo đã cho thấy sự đáng giá của việc ứng dụng màn hình thứ 2 để hiển thị, và có ảnh hưởng tích cực đến cách chơi của một tựa game.

Điều này vẫn được xem là đúng cho đến thời điểm hiện tại, sau nhiều năm. Có thể nói, kể cả hệ thống Wii U, một sản phẩm mới nhất của Nintendo cũng đã tiếp bước dòng sản phẩm máy chơi game có 02 màn hình.

Yếu tố 02 màn hình làm thay đổi những tựa game, việc hiển thị mọi thứ liên quan đến phần chơi trở nên ‘thoáng’ hơn - Tạo cho người chơi cảm giác thoải mái, không bị bó buộc. Phải kể đến sự thành công sản phẩm Nintendo DS, có màn hình phụ có khả năng cảm ứng chạm, với hằng trăm triệu sản phẩm được bán ra trên khắp thế giới.

3:: Phím ‘cò’ Z...
- Nintendo 64



Nét đột phá này được ghi nhận trên chiếc tay cầm của sản phẩm Nintendo 64, phím Z thiết kế giành cho ngón tay trỏ. Một nét thiết kế tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại mang đến nhiều thuận lợi cho việc điều khiển trong cách chơi. Hầu hết những tựa game thành công trên hệ máy này, đều ứng dụng phím Z để làm tăng tính tương tác trong cách chơi.

Về sau này, các hãng sản xuất phần cứng trong ngành video game cũng ứng dụng thiết kế này, vào sản phẩm của họ. Tuy nhiên, phím Z được dịch chuyển vị trí lên phía trên, về 02 bên trái và phải của tay cầm. Nhóm phím này tận dụng cả thế bấm của ngón tay giữa, của cả bàn tay trái và phải.

Mặc dù, hệ máy Nintendo 64 chỉ giành được những thành công khiêm tốn, nhưng sản phẩm này lại là ‘người tiên phong’ trong việc ứng dụng một chi tiết mới mẻ. Cho đến nay, phím bấm này vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong các thế hệ tay cầm của máy chơi game console nói chung.

4:: Xem 3D không dùng kính...
- Virtual Boy, Nintendo 3DS.



Máy chơi game cầm tay 3DS là sản phẩm mới nhất của hãng Nintendo, ứng dụng kỹ thuật hiển thị hình ảnh 3D. Người dùng có thể chiêm ngưỡng chiều sâu thật sự của hình ảnh hiển thị, mà cần đến bất kỳ sự hỗ trợ của các loại kính chuyên dụng nào.

Sản phẩm này dựa trên thành công của dòng máy chơi game có hai màn hình DS, và yếu tố hiển thị 3D được xem là một cải tiến nổi bật của dòng máy này. Tuy rằng, sản phẩm 3D gặp rất nhiều khó khăn, trong giai đoạn đầu tiếp cận thị trường. Nhưng, 3DS vẫn được xem là sản phẩm sẽ giúp Nintendo giữa vững ngôi vương của họ, trong thị trường máy chơi game cầm tay.

5:: Không còn dây nhợ ‘loòng thòng’
- Wavebird



Sau nhiều năm theo đuổi việc nghiên cứu giải pháp, để cho ra đời một chiếc tay cầm không có dây dẫn, như là: NES Satelite. Cuối cùng, Nintendo cũng đã mang đến người dùng một thế hệ tay cầm không dây hoàn thiện.

Năm 2002, Wavebird - tên gọi của chiếc tay cầm dành cho hệ máy GameCube đã trở nên nổi trội hơn các đối thủ, bởi khả năng kết nối bằng sóng điện từ. Một lần nữa, Nintendo lại đi trước một bước trong việc cho ra đời một sản phẩm tiện dụng. Cho đến này, tính đột phá của sản phẩm này, được xem là một yếu tố không thể thiếu trong các thế hệ tay cầm hiện tại, và tương lai.

6:: 'Rung rung' mới đã...
- Rumble Pack



Rumble Pack là một phụ kiện phụ trội, được thiết kế dành riêng cho hệ máy Nintendo 64, có thể tháo lấp dễ dàng. Thiết bị này cung cấp khả năng rung phản hồi, trong khi chơi game. Trong một số tình huống nhất định, như là: nhân vật bị thương, sử dụng vũ khí, … thiết bị sẽ rung, giúp người chơi cảm nhận không chỉ bằng hình ảnh trong game bằng thị giác, mà kích thích cả xúc giác bằng tác động vật lí của tay cầm.

Người ta có thể hình dung, sự cần thiết của tính năng này. Khi hầu như, tất cả các loại tay cầm được sản xuất về sau, đều tích hợp sẵn tính năng rung. Hãng SONY cũng nhận thấy được yếu tố ‘rung’ là không thể thiếu trong những sản phẩm tay cầm cho chiếc game console. Họ cũng áp dụng và cải tiến hệ thống rung phản hồi, mang lại khả năng rung với 2 kênh riêng biệt (Dual Shock).

7:: Ngón tay trỏ, không còn được yên nữa...
- Nintendo SNES.



Mẫu thiết kế đầu tiên của tay cầm dành cho hệ máy NES đã được áp dụng cho bảng thiết kế chiếc tay cầm của hệ máy SNES. Ngoài, những nút phím bấm chuẩn được đặt ở những vị trí thông thường, bao gồm: 4 phím chức năng, Start và Select được đặt ở vị trí giữa, và các phím điều hướng. Thì, trên chiếc tay cầm SNES còn có 02 phím bấm cải tiến, được đặt ở phần cạnh trên, bên trái và phải.

Tận dụng khả năng bấm của ngón tay trở của bàn tay trái và phải, khi người chơi cầm bằng cả hai tay. Về sau, kiểu dáng thiết kế của chiếc tay cầm dành cho hệ máy Playstation hầu như nhại theo một cách hoàn toàn lối bố trí phím bấm như thế này.


8:: Cách điều khiển khác thường...
- Nintendo Wiimote



Chiếc Wiimote nhanh chóng trở nên quen thuộc với những người quan tâm đến ngành video game, và lan sang cả giới yêu thích công nghệ. Một chiếc tay cầm kỳ lạ, với kiểu dáng thon dài, trông giống với một chiếc điều khiển của tivi. Điểm cải tiến đáng chú ý nhất của Wiimote, đó chính là người chơi có thể tương tác với nhân vật bằng cách ‘vẫy’, thay cho ‘bấm’ truyền thống.

Các chuyển động của người chơi được mô phỏng lại, thông qua hệ thống xác định toạ độ của Wiimote trong một không gian 3 chiều (theo trục x,y và z). Gây được sự chú ý ngay từ lần đầu tiên được giới thiệu ở hội chợ ngành hàng giải trí điện tử, với tựa game đầu tiên Wii Sports. Các đối thủ trực tiếp của Nintendo, lại một lần nữa chậm hơn họ một bước.

Mặc dù, phần cứng của máy Wii không có được những thông số phần cứng ngang tầm với những hệ thống máy chơi game console đương thời. Tuy nhiên, máy Wii lại hấp dẫn người dùng, bằng sự mới mẻ, và mang đến những trải nghiệm chưa từng có trước đó.

9:: Cần-gạt điều hướng
- Nintendo GameCube



Nintendo không phải là hãng phát minh là chiếc cần gạt điều hướng, nhưng họ chính là người đã cách mạng hoá thị trường máy chơi game console, khi giới thiệu hệ thống N64. Một lần nữa, cần-gạt điều hướng được ứng dụng một cách sáng tạo, vào chiếc tay cầm có kiểu dáng ba-ngạnh độc đáo.

Với phần cứng của hệ thống N64, cho phép các hoạ viên và lập trình viên có thể dựng hình khối 3 chiều. Và lần này, chiếc cần-gạt giúp việc điều khiển các hình khối 3D một cách trực quan. Nhất là, trong những màn chơi có nhịp độ nhanh, nó tạo sự thuận tiện. Việc ứng dụng nét thiết kế mới này vào tay cầm, được xem như một thành công.

10:: "Ai ai" cũng có, không có không được... (D-pad)
- Máy NES.



Sử dụng đơn giản, mà sự đáp ứng luôn luôn chính xác. Nhóm phím điều hướng (D-pad) là một ví dụ điển hình cho sự thiết kế kỹ thuật hoàn hảo. Một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề điều khiển chuyển động nhân vật trong các game 2D, vào thời điểm ấy. Hằng loạt những thiết kế trước đó, bộc lột những khuyết điểm, sau một khoảng thời gian ngắn.

Chắc ít người còn biết đến cái tên “ColecoVision”. Bạn có thể tìm kiếm trên Internet, hình ảnh của chiếc máy này, và nhìn những phím điều khiển của nó, để thấy được D-pad của Nintendo là một thiết kế tốt hơn, và đơn giản hơn đến mức nào. Đó cũng là lí do, khiến thiết kế của Nintendo đã nhận được giải thưởng ngành kỹ thuật “Technology and Engineering Emmy Award”, vào năm 1982.

Kể từ đó, nhóm phím bấm này trở nên thông dụng, và luôn hiện diện trên bất kỳ chiếc tay cầm điều khiển nào được bán trên thị trường. Đồng thời, kiểu dáng của nhóm phím này hầu như không thay đổi, trong suốt ngần ấy năm.

Nguồn:
Totalrevue.com; Wikipedia; Google Image Search.​
 

shenlong213

Thành viên lâu năm
Sony và Microsoft cũng bị ảnh hưởng không ít thì nhiều bởi Nintendo :rolleyes[1]: . Nhất là thiết kế D-pad, nó có ảnh hưởng tới toàn bộ nền công nghiệp game hiện tại, và cũng là một phát minh vĩ đại của Gunpei Yokoi, một thiên tài toàn năng của Nintendo mà mình cực kỳ ngưỡng mộ :rolleyes[1]:
 

JustinSang

Nấm nhỏ
Sony và Microsoft cũng bị ảnh hưởng không ít thì nhiều bởi Nintendo :rolleyes[1]: . Nhất là thiết kế D-pad, nó có ảnh hưởng tới toàn bộ nền công nghiệp game hiện tại, và cũng là một phát minh vĩ đại của Gunpei Yokoi, một thiên tài toàn năng của Nintendo mà mình cực kỳ ngưỡng mộ :rolleyes[1]:
Đúng vậy . Máy Xbox 360 đã lấy tính năng Rumble Pack của Nintendo .
 

kelvin8652200

Pen Warrior
theo mình wii mới chính là chiếc máy thay đổi cả ngành công nghiệp game, người người đều chơi, nhà nhà đều chơi...nếu như hồi trước những người cao tuổi thấy người khác chơi game mà nhảy nhót, vung tay vung chân thì lắc đầu chẹp miệng, còn bây giờ, thấy ai mà cầm "cái cục trắng trắng" (theo lời của bà mình) quơ qua quơ lại thì biết là đang chơi tennis (trên wii sport) rồi. Thật sự, người mù cũng nhìn ra sony ăn cắp ý tưởng move cho ps3 trắng trợn ra sao, xbox với kinect thì cũng chỉ là dựa vào ý tưởng của wii thôi, còn cái move thì thôi rồi....
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top