
10 Điều về ông Iwata Satoru
1. Người ham thích tạo ra trò chơi điện tử từ rất sớm
Khi còn học trung học, Iwata đã bắt đầu lập trình trò chơi điện tử, ông yêu thích điều này và dành nhiều thời gian rỗi để làm. 'Thú vui' ấy đã ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp của ông về sau.
2. Làm việc với chiếc máy tính đầu tiên Commodore PET.
Ông rất ham thích công nghệ, và bắt đầu làm việc với máy tính từ cuối những năm 1970 trên chiếc Commodore PET. Mong muốn tìm hiểu cách hoạt động của chiếc máy này, nên ông đã tháo rời nó rồi phân tích tỉ mỉ từng bộ phận. Từ đó, ông rất am tường về các chi tiết phần cứng, những kiến thức này về sau đã đóng một vai trò không nhỏ vào sự thành công của ông. Khi làm việc và tham gia các dự án tại công ty HAL Laboratories, ông thông thạo trên cả phần cứng và phần mềm.
3. Trò chơi đầu tiên của ông được phát hành là được lấy tên là “Super Billiards”.
Trong thời giao theo học tại học viên công nghệ Tokyo, ông Iwata đã hoàn thành tựa game đầu tay của mình là Super Billiards, và được chính thức phát hành trên máy MSX.
4. Người cứu lấy tựa game EarthBound
Ông Iwata đã gây ấn tượng với vai trò là người chỉ đạo sản xuất và trưởng nhóm lập trình, khi thực hiện tựa game EarthBound. Tựa game này đã được phát hành và trở thành một trong những tựa game thành công trên hệ máy SNES. Nhưng ít ai biết rằng, trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn, khiến tựa game này trên bờ vực phải huỷ bỏ. Nhưng, chính ông Iwata đã bỏ ra hàng nghìn giờ làm việc, ông viết lại phần ‘code’ mới hoàn toàn để EarthBound có thể chạy hoàn hảo trên nền phần cứng của máy chơi game SNES. Mãi về sau này, những thành viên trong nhóm thực hiện EarthBound vẫn nhắc lại việc này như một điều kỳ diệu trong việc lập trình game mà các thành viên từng chứng kiến.
5. Người cống hiến gần cả cuộc đời cho Nintendo
Tính cả thời gian ông làm bán thời gian khi theo học tại học viên công nghệ Tokyo, cho công ty HAL Laboratory Inc. (một công ty con của Nintendo). Thì, ông Iwata đã có 25 năm làm việc cho Nintendo, ở nhiều vị trí công việc khác nhau. Và khoảng thời gian cống hiến đáng kể nhất, đó là vị trí chủ tịch điều hành của Nintendo, từ năm 2002 đến năm 2015.
6. Người viết ‘code’ cực nhanh.
Năm 1998, ông Iwata đã một mình ‘viêt code’ cho tựa game Pokemon Stadium trên nền mã nguồn của tựa game Pokemon Red&Green, và hoàn thành game này chỉ trong thời gian 1 tuần làm việc.
7. Người ngoài họ tộc Yamauchi tham gia điều hành Nintendo
Nintendo từng được quản lý và điều hành bởi các thành viên trong họ tộc Yamauchi, kể từ khi được sáng lập vào cuối thế kỷ 19. Ông Iwata là một người không thuộc họ tộc này, nhưng đã tiếp quản và điều hành Nintendo từ năm 2002 đến nay.
8. Người mong muốn xóa bỏ ranh giới giữa máy chơi game để bàn và máy chơi game cầm tay.
Ông Iwata chia sẽ rằng: Ông rất tin tưởng vào Nintendo sẽ phá bỏ được ranh giới giữa các thiết bị chơi game để bàn game console và máy chơi game cầm tay handheld, trong một tương lai không xa.
Điều này khiến nhiều người tin vào việc trên thị trường sẽ sớm xuất hiện một thiết bị chơi game với cấu hình ‘siêu mạnh’ đến từ Nintendo, vừa giải trí ở nhà, vừa có thể mang theo mình. “NX” là một dự án mới của Nintendo và được khởi động bởi ông Iwata, nhiều người kỳ vọng sẽ biến giấc mơ ấy thành sự thật.
9. Người cho rằng: Mỗi tựa game chỉ nên ở mức dưới $50
“Tôi không thể nào tưởng tượng được giá bán lẻ cho mỗi tựa game của Nintendo sản xuất lại ở mức mức hơn $50. Ở thị trường Mỹ, chúng ta sẽ phải chứng kiến một thế hệ máy chơi game mới có doanh số ảm đạm ngay. Tôi nghĩ sẽ khó có khách hàng nào mà chấp nhận bỏ ra đến $60 cho một tựa game. Có thể khách hàng sẽ phải ‘bấm bụng’ để mua 1 phiên bản với số lượng có hạn hay phiên bản đặc biệt của tựa game, nhưng đa số thì không mua đâu.” -- Ông Iwata chia sẽ quan điểm này với phóng viên của kênh CNN vào năm 2006.
10. Người sẵn sàng cắt giảm thu nhập, vì lợi ích chung của Nintendo
Ông Iwata thường ngày rất vui vẻ, thân thiện, tử tế và trách nhiệm cao. Ông Iwata sẵn sàng cắt giảm 50% thu nhập của mình, để cùng Nintendo vượt qua giai đoạn khó khăn, năm 2014.
(Theo gamerevolution.com)