Encode: Thiết lập và hướng dẫn nâng cao

Cửa hàng game Nintendo nShop

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Encode - Thiết lậphướng dẫn nâng cao



Lời nói đầu:

Ở bài viết "Encode - Khái niệm và hướng dẫn cơ bản", tớ đã hướng dẫn cho các bạn một số khái niệm về encode và các thao tác đơn giản nhất. Vậy, chắc bạn cũng đoán ra, không nhiều thì ít, nội dung của bài viết này là gì. Để tìm hiểu sâu hơn về encode x264, tôi xin mạn phép sử dụng ngôn ngữ "cây nhà lá vườn" để hướng dẫn. Tuy gọi là nâng cao, nhưng hầu hết vẫn dựa trên những chuẩn mực của phần mềm có giao diện đồ họa cụ thể, ít khi đụng chạm đến mã lệnh nên bạn có thể yên tâm mà không sợ vật lộn với đống mã lệnh phức tạp làm gì.

Thứ hai, tớ nói trước là bài viết này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và qua các tài liệu có sẵn mà tớ dịch ra để viết bài. Chắc chắn còn nhiều sai sót, mong các bạn góp ý vì tớ viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi là chính.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tham khảo một số nội dung chính:

I / Mở đầu

1. Một số khái niệm mới / so sánh các định dạng
2. Yêu cầu tối thiểu về phần cứng và phần mềm.
3. Thiết lập MeGUI (set path, load profiles,...)

II / Hướng dẫn thiết lập thông số và encode:
http://www.nintendovn.com/forum/showpost.php?p=121073&postcount=3
http://www.nintendovn.com/forum/showpost.php?p=121073&postcount=3

Phần 1: AVISynth
Phần 2: MeGUI
Phần 3: MKVToolnix
Phần 4: Một số GUI Encode khác và hướng dẫn nhanh (Quick Guide)

III / Lưu ý chung và Một số câu hỏi thường gặp
 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
I / Mở đầu

1. Một số khái niệm mới / so sánh các định dạng.

- VP7: Một định dạng do TrueMotion phát triển, nó có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm, cụ thể là:

+ Ưu: Chất lượng đẹp, dung lượng được nén tới mức tối đa, thời gian encode nhanh hơn một chút so với x264
+ Khuyết: Tính tương thích không cao, không theo chuẩn mã hóa MPEG4-AVC, ít được hỗ trợ và phát triển, hiện nay chỉ có một chương trình duy nhất (theo tôi biết) dùng để encode video ở định dạng VP7 là VirtualDub.

- XviDx264: Nhắc lại 2 định dạng này một chút, cả 2 đều là 2 định dạng thông dụng hiện nay dùng để mã hóa phim ở chất lượng cao với dung lượng nhỏ để xem trên máy tính và một số thiết bị nghe nhìn hỗ trợ khác. Về chất lượng và thời gian encode, không gì bằng XviD. Về dung lượng, chất lượng cao hơn và thông dụng với các video chuẩn HD thì không gì bằng x264. Bạn cũng cần phân biệt XviD và DivX, tên của chúng ngược nhau và cả 2 đều là định dạng thông dụng để mã hóa video (DivX không phải mã nguồn mở nên tùy biến ít hơn so với XviD). Nói tóm lại:

+ Bạn cần chất lượng cao (có thể đến mức HD), dung lượng nhỏ, thời gian encode không phải trở ngại lớn, hãy chọn x264
+ Bạn cần thời gian nhanh, dung lượng vừa phải, chất lượng ở mức chuẩn SD tốt, hãy chọn XviD
- DXVA (Microsoft DirectX Video Accelerator): Công nghệ hỗ trợ tăng tốc xử lý video nhờ sử dụng DirectX của Microsoft. Trong encode, DXVA giống như một loại doping làm tăng lực hệ thống encode nhờ sử dụng sức mạnh từ bộ xử lý đồ họa trong máy tính.

- Passes: Pass chính là số lần mã hóa, cũng gần như là một chuẩn mực phân biệt encode và convert. Như Nman đã so sánh, việc encode cũng giống như nén WinRAR. Encode cũng vậy, có 2 phương thức chính:

+ 1-pass: Nén 1 lần, tức là suốt cả đoạn video, phần mềm encode chỉ biết encode theo video, không thông qua bước xử lý thông số và lấy dữ liệu mẫu ban đầu. Các video encode bằng 1-pass thường có chất lượng thấp và dung lượng cao hơn 10% so với 2-pass.

+ 2-pass: Được hiểu ngắn gọn là nén 2 lần, thông dụng đối với các video dạng DVDRip hoặc m-HD hiện nay. Ưu điểm là chất lượng cao, hình ảnh sắc nét, dung lượng ở mức tiêu chuẩn khi dùng x264 (thường bằng khoảng 2/3 so với XviD). Hầu hết các fansub và các nhóm rip phim dung lượng nhỏ như Senchou (Đôrêmon 2009) 300MB-United (Chuyên rip các phim chất lượng cao từ 200-600MB trên trang Warez-BB.org . Tuy nhiên, 2-pass không hoàn toàn thích hợp khi muốn encode phim HD với chất lượng cao nhất. Cụ thể 2 pass gồm 2 công đoạn:

> 1st pass: Chạy video và lấy thông số từng frame, đặt các thông số này trong 1 file .stats (nén lần 1), ta tạm hiểu là "dò la đối thủ trước khi đánh".
> 2nd pass: Encode (kết hợp nén) video theo các thông số đã kiểm tra lưu trong file .stats trên (nén lần 2)
+ 3-pass: Cùng gần giống với 2-pass, nhưng tăng cường về dựng hình (render), phát hiện và xử lý lỗi rất kỹ. 3-pass là lựa chọn phổ biến của các nhóm rip phim HD. Tất nhiên, thời gian rip 3-pass không dễ chịu chút nào, có máy tính rip phim HD 720p-1080p phải chạy liên tục trong hơn 100 giờ để encode. Tất nhiên, mức nén sẽ cao hơn.

> 1st pass: Chạy video và lấy thông số từng frame, đặt các thông số này trong 1 file .stats (nén lần 1)
> 2nd pass: Encode (kết hợp nén) video theo các thông số đã kiểm tra lưu trong file .stats trên (nén lần 2)
> 3rd pass: Encode lần 3, có thể coi là lặp lại của 2nd pass nhưng được kiểm tra kỹ hơn vì đã qua 2 bước trên (nén lần 3)
---> Chọn mấy pass đây?

Encode ở định dạng x264 và XviD (đặc biệt là x264) chủ yếu hướng đến chất lượng. Vì vậy bạn đừng ngần ngại khi chọn 2-pass hoặc 3-pass khi encode ở định dạng x264. Tuy không phải là lựa chọn duy nhất, nhưng là tốt nhất nếu bạn lấy chỉ tiêu chất lượng là chủ yếu khi encode.

2. Yêu cầu tối thiểu về phần cứng và phần mềm:

a) Phần cứng:

Sau một thời gian thực nghiệm trên nhiều máy tính, Nman đã chọn ra được cấu hình dùng cho việc encode video:

+ CPU: 1.5 GHz trở lên
+ RAM: 256 MB
+ HDD: 5 GB (Dùng để chứa folder DVD khi encode từ DVD)
+ VGA: 128 MB trở lên (không nên encode nếu là card dòng nVIDIA 4MX)

--> Với máy cấu hình như trên, bạn không nên chạy bất cứ chương tình nào khác trong quá trình encode, và tuyệt đối không thiết lập chương trình MeGUI ở mức Above Normal trở lên vì rất dễ bị treo máy hoặc hư hại vật lý.

Cấu hình máy khuyến cáo:

+ CPU: 2.4 GHz Pentium 4 / Celeron D 2.8 GHz (Nếu BXL mạnh hơn thì càng tốt, nhất là những bộ xử lý đa nhân, càng nhiều nhân càng encode nhanh và đẹp, vấn đề này sẽ được nói rõ ở phần sau)
+ RAM: 512 MB
+ HDD: 15 GB
+ VGA: 256 MB, hỗ trợ DirectX 9
+ ODD: DVD-ROM (Dùng để encode trực tiếp từ DVD nếu bạn muốn)

b) Phần mềm:

Như ở bài viết trước đã nói, những phần mềm không thể thiếu được là:

- AVISynth: Chương trình biên tập video mạnh mẽ, hoạt động dưới dạng mã lệnh và có khả năng hỗ trợ nhiều định dạng video, kể cả Real Media, FLV,... mà bình thường MeGUI và các chương trình khác không hỗ trợ.

- MeGUI: Phần mềm hỗ trợ encode mạnh nhất hiện nay, hỗ trợ nhiều định dạng video và có cấu trúc quản lý các chương trình encode con hiệu quả và dễ dùng. Là phần mềm mã nguồn mở, xây dựng dựa trên nền .NET Framework nên bạn không cần bận tâm về vấn đề bản quyền (do nhóm lập trình trên diễn đàn Doom9.org viết). Để chạy chương trình, bạn cần phải cài đặt .NET Framework 2.0 trở lên và phải thiết lập đường dẫn tới các Encode Toolkit con ở trên (nếu sử dụng offline) hoặc update (nếu sử dụng máy có kết nối mạng).

- Encode Toolkit: Gói công cụ encode chuẩn dành cho MeGUI. Những công cụ này hoạt động dưới dạng mã lệnh nên không chạy trực tiếp. Bao gồm một số công cụ chính:

http://www.mediafire.com/file/knvlyzzzzyt/megui_encoder_toolkit.rar

+ x264 (x264.exe): Chương trình encode x264 chính, có khả năng encode rất mạnh và dung lượng khá nhỏ (hơn 1 MB)
+ xvid_encraw.exe: Tập tin dùng để encode video ở định dạng XviD, có khẳ năng tùy biến cao.
+ DGAVCIndex: Phần mềm do Donald A. Graft phát triển. Là chương trình toàn diện cho phép người sử dụng trực tiếp kiểm tra chất lượng RAW video đã qua hoặc đang trong quá trình encode mà các player không làm được.

Mã:
http://azsharing.com/g2owschcba2x/dgavcdec109.zip.html
+ Muxers: Là các chương trình đảm nhận nhiệm vụ đóng gói audio, video, sub, chapter vào 1 file hoàn chỉnh để có thể xem được, gồm có MP4Box, AVIMux_GUI, MKVmerge,.... . Còn một số chương trình khác nhưng chúng ta không đề cập đến vì không cần thiết.
+ Nero AAC, FAAC, Lame, OGGEnc2: Là các chương trình hỗ trợ encode âm thanh (audio) với các mức tùy chỉnh chất lượng và thời lượng khác nhau. Các chương trình này có cấu trúc giao tiếp khá đơn giản nên được MeGUI hỗ trợ giao diện dạng GUI đơn giản và thiết lập rất dễ hiểu, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian cho encode audio và tập trung vào encode video.
+ DVD Decrypter: Phần mềm bẻ khóa mã vùng được nhà sản xuất "cấy" vào các DVD phim gốc. Có tính năng kết hợp hữu hiệu với Slysoft AnyDVD để decrypt các đĩa Blu-ray và HD-DVD.
+ Xilisoft Video Converter Ultimate: Sử dụng để convert nhanh va trực quan các file audio sang định dạng AAC mà không cần sử dụng Nero AAC Encoder. Nhiệm vụ chính của phần mềm này là vậy, ngoài ra nó cũng là một phần mềm convert mạnh nhất hiện nay.

- Profiles: Các gói cấu hình encode được tạo sẵn. Sẽ nói rõ hơn ở phần dưới.

Mã:
http://azsharing.com/t31bjlfglc1k/MeGUI-x264_generic_profiles.rar.html
- MediaInfo: Công cụ lấy thông tin tệp media của hầu hết các định dạng hiện nay. Có giao diện đơn giản và dễ dùng.

- K-Lite Codec Mega Pack hoặc Combined Community Codec Pack (CCCP): Gói codec đảm nhiệm vai trò chính là test video đã qua xử lý hoàn toàn. Mặt khác, chúng cũng cung cấp các phương tiện hỗ trợ decode (giải mã) video để phục vụ cho quá trình encode.

3. Thiết lập và sử dụng MeGUI:

a) Set Program Paths:

- Cài đặt và chạy chương trình MeGUI, giao diện chương trình như sau:



Lúc này có 2 cách để cài đặt:

+ Bạn có kết nối internet: Hãy dùng chức năng Update tự động. Tại cửa sổ chính, nhấn Ctrl+U hoặc chọn Option > Update:



+ Bạn không có kết nối internet: Hãy tải về gói Toolkit ở trên và giải nén vào thư mục cài đặt mặc của chương trình (mặc định là C:\Program Files\megui\tools\). Sau đó vào MeGUI, chọn Option > Settings. Chọn thẻ Program Paths. Chọn đường dẫn đến từng tập tin như hình:






* Lưu ý: Dù bạn sử dụng chức năng tự động update, bạn vẫn phải set đường dẫn đến tập tin neroAacEnc.exe thủ công. Tải tập tin này về tại đây hoặc đây.

b) Load Profiles:

Profiles là những tập tin XML, chứa những thông tin mẫu về các định dạng encode đã được những lập trình viên của MeGUI soạn sẵn và có tính hữu dụng rất cao và tiện lợi cho người sử dụng. Đại loại là, khi bạn convert bằng Total Video Converter hay Xilisoft Video Converter Ultimate, bạn sẽ phải chọn các định dạng. Profiles trong MeGUI cũng vậy, nhưng nó bao gồm cả thông số và các tùy chọn codec phức tạp nên bạn sẽ dễ dàng encode hơn mà không cần thiết lập nhiều.

Các Profiles bao gồm 2 loại:

- XviD Profiles
<Link>
- x264 Profiles
<Link>

Các bạn download về và giải nén chúng vào thư mục C:\Program Files\megui\allprofiles\

Sau đó chạy MeGUI, bạn sẽ thấy danh sách các profiles được liệt kê ở mục "Encoder settings":



c) Thiết lập các tùy chọn khác: Vào Option > Settings, bạn sẽ có bảng tùy chọn chương trình:



Các bạn nên thiết lập như sau:

- "Open Preview after AVISynth script selection" : No (Mất thời gian vì tập mã AVS đã được dựng sẵn rồi)
- "Default Priority" : Below Normal (Không giống nhiều chương trình convert khác, encode tuy có sử dụng 100% công suất CPU nhưng bạn có thể vừa chơi game, vừa encode. Tất nhiên là thời gian sẽ giảm đi một chút. Lời khuyên là đừng thiết lập ở mức High và chỉ thiết lập ở mức Above Normal khi máy bạn chỉ dùng để encode, các trường hợp còn lại hãy thiết lập ở dưới hoặc bằng mức Normal.
- Các phần khác các bạn hãy giữ nguyên.

Chuyển sang tab "Extra Config", ta sẽ có:



- "Automated Encoding" : Chọn số pass được sử dụng tự động trong quá trình encode, số pass trong khoảng từ 1 đến 3, với 3-pass, chất lượng video sẽ cao hơn và mức nén cao hơn nhưng bù lại bạn phải trả giá về mặt thời gian. Lời khuyên là bạn chỉ nên đặt ở con số 2-pass.
- "After encoding" : Tức là sau khi bạn encode xong 1 job nào đó (encode chia ra làm nhiều job như encode audio, video, mux,...), hệ thống sẽ tự động tắt máy hoặc chạy đoạn mã lệnh mà bạn gõ vào. Đặc biệt hữu ích khi bạn không có thời gian theo dõi cả ngày. Để kích hoạt chức năng tự động tắt, bạn chọn "Shutdown".

- Auto-Update:




Có 2 lựa chọn tự động update chương trình:

- Stable: MeGUI sẽ tự động cập nhật các chương trình mới và ổn định nhất, được release (phát hành) chính thức trên server. <--- Recommended
- Development: Tự động cập nhật các bản mới nhất, bao gồm cả các công cụ lập trình mã AVISynth, các bản beta của chương trình.

d) Các công cụ được tích hợp trong MeGUI:

Bạn chọn menu Tools, sẽ có một menu hiện ra với tất cả các công cụ đã được tích hợp vào MeGUI:



- Audio Cutter: Cắt đoạn âm thanh, dùng khi bạn muốn chia âm thanh ra từng phần rời để có thể ghép vào các đoạn video tương ứng. Làm việc với các định dạng audio: AC3, AAC (RAW), DTS, MP2, MP3, WAV.
- AutoEncode: Thiết lập một số thông tin cơ bản để MeGUI encode. Thường bao gồm 4 job chính (xét với trường hợp encode 2-pass):



> Encode Audio
> Encode Video (Pass 1)
> Encode Video (Pass 2)
> Mux (MKVmerge hoặc MP4Box)

- AVC Level Checker: Kiểm tra level AVC trong x264 đã đúng với file video chưa.

- AVC Quantizer Matrix Editor: Thay đổi thông số lượng tử hóa của file video (nếu nén ở định dạng x264)

- AVS Cutter: Chia nhỏ nội dung file AVS, để encode từng phần video

+ AVS Creator: Tạo file AVS "sơ cua", bao gồm nạp file video vào AVS, chỉnh mức resize, thiết lập giá trị khử nhiễu, FPS, kiểu resize (mềm, sắc nét hay chèn khối vuông).

+ Bitrate Calculator: Tính toán bitrate để đảm bảo chất lượng cũng như dung lượng hợp lý, làm việc với các codec như HFYU, x264, SNOW, XviD. Vì bitrate càng cao thì chất lượng càng cao, và dung lượng cũng vậy, vì vậy bạn nên sử dụng công cụ này cẩn thận trước khi encode. Hoặc bạn có thể ước lượng VD: Bộ phim Đôrêmon 2009 do nhóm Senchou Fansub encode có bitrate xấp xỉ 1000, dung lượng khoảng 1.2 GB. Nếu bạn encode từ file video chứ không phải từ DVD, thì bạn cũng nên kiểm tra bitrate của file video gốc bằng công cụ MediaInfo (có sẵn trong gói K-Lite Codec Pack hoặc tải về ở phần trên), rồi sau đó cân nhắc, ước lượng bitrate hoặc encode thử một đoạn clip mẫu trích ra từ video gốc để so sánh.

+ Chapter Creator: Tạo các chapter (giống chapter trên DVD) để mux vào file video sau khia encode xong. Chỉ áp dụng với định dạng MKV.

+ DG Indexer: Các công cụ làm việc trung gian giữa DVD/Video và file AVS.

+ HD Stream Extractor: Sử dụng khi bạn muốn encode video độ nét cao từ Blu-Ray hay HD-DVD. Công cụ này lấy từng thành phần của BLURAY hay HDDVD sang ổ cứng như video, audio, sub, menu,...

+ Muxer: Các công cụ đóng gói file audio và video, sub thành 1 file hoàn chỉnh:



> Adaptive Muxer: MeGUI sẽ tự động chọn định dạng thích hợp để mux
> AVI Muxer: Đóng gói ở định dạng AVI, dùng AVIMux_GUI
> MKV Muxer: Đóng gói ở định dạng MKV, dùng MKVmerge
> MP4 Muxer: Đóng gói ở định dạng MP4, dùng MP4Box
* Nếu bạn không vội, bạn nên dùng gói MKVtoolnix đã được cung cấp ở phần 2-b để có các tùy chọn nâng cao cũng như dễ dùng và đơn giản hơn.

+ One-Click Encoder: Sử dụng để encode video từ DVD, chỉ cần chọn file và qua 1 cú nhấn chuột là bạn đã sẵn sàng để encode.

+ VobSubber: Dùng để nén phụ đề từ DVD sang định dạng IDX-SUB hỗ trợ bởi VobSub, dùng để phát lại phụ đề này kèm với phim trên máy tính có cài sẵn bộ codec. Lưu ý là phụ đề từ DVD không phải dạng văn bản mà là dạng ảnh bitmap nên không thể edit đâu nhé ;)
 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
II / Hướng dẫn thiết lập thông số và encode

Phần I: AVISynth


- Được mệnh danh là "Photoshop của video", AVISynth là một trình biên tập video cực mạnh. Tuy chỉ hoạt động dựa trên những dòng lệnh khô khan, nhưng nếu biết cách sử dụng tốt, bạn sẽ có một video chuyên nghiệp không thua gì (và thậm chí còn nhỉnh hơn) các video được biên tập bởi các phần mềm nổi tiếng như Sony Vegas. Thông thường trước khi encode, các tay encode chuyên nghiệp họ thường viết sẵn một file AVS trong thời gian khá dài, để tính toán chi li các thông số sau đó mới đưa vào encode. Có thể nói file AVS (AVISynth) như một kịch bản, và bạn chính là người đạo diễn viết ra kịch bản đó. Phần mềm encode chỉ đóng vai trò "diễn viên" theo kịch bản có sẵn.

Ở đây Nman chỉ giới thiệu các mã lệnh đơn giản và thường hay phải sử dụng nhất. Bạn nào cần những hiệu ứng phức tạp hơn có thể tham khảo tài liệu đi kèm trong gói cài đặt AVISynth.

1. Mở đầu:

- Tải về và cài đặt AVISynth phiên bản mới nhất ở trên (tính đến ngày 3/9/2009 là phiên bản 2.58). Các bạn nên cài đặt ở chế độ Full Installation:



- Sau đó, nhấn chuột phải tại một vùng bất kỳ trên desktop hay thư mục nào đó, chọn New > AVISynth Script:



- Double-click vào file vừa tạo, ta sẽ có một script AVISynth trắng (blank), sử dụng notepad để edit trực tiếp.



2. Các mã lệnh cơ bản:

* Cũng như các loại mã lệnh trình khác, AVISynth cũng cho phép đặt comment để tiện chỉnh sửa sau này, để thêm comment, các bạn đặt dấu # trước câu comment, như:

Mã:
#Mo file
- Open Video: Các bạn sử dụng mã lệnh mở video của AVS, bao gồm phần khai báo kiểu định dạng và đường dẫn file, số frame/giây và âm thanh (tắt/mở). VD:

Mã:
DirectShowSource("D:\Videos\Movies\Doraemon Movies\gz-001.mkv", fps=23.976, audio=false)
+ Như bạn đã thấy, ta sẽ import video có tên và đường dẫn trong dấu ngoặc kép (cho phép dấu cách-space).

+ Số khung hình/giây (Frame Per Second): 23.976 (chuẩn DVD)

+ Âm thanh (audio=false): Tắt (nếu muốn bật âm thanh chỉ việc thay đổi giá trị thành true

Mã:
,audio=true
+ DirectShowSource / AVISource / WAVSource,...: Khai báo kiểu định dạng. AVISynth có 2 kiểu xử lý khác nhau đối với video, một là xử lý file AVI (file định dạng AVI thật, không thể sử dụng thủ thuật đổi tên file) và DirectShow dùng cho các trường hợp còn lại (trừ RealMedia) như FLV, MOV, MKV, MPG,...

- Chèn phụ đề:

> Sử dụng tag Subtile Write thủ công của AVISynth, cú pháp như sau (Áp dụng cho mã màu [yv12] [yuy2] [rgb32] [rgb24] :

Mã:
Subtitle(clip, string text, int "x", int "y", int "first_frame", int "last_frame", string "font", float "size", int "text_color", int "halo_color", int "lsp", float "font_width", float "font_angle", bool "interlaced")
+ clip: Chỉ tên tập tin video đã được nhập ở trên

+ string text: Nội dung phụ đề

+ int "x" / int "y" : Vị trí phụ đề, tính từ ký tự ở giữa (kể cả khoảng trống và khoảng không), với X, Y là tọa độ toán học, X là trục hoành, Y là trục tung. Giới hạn giá trị nằm trong khoảng độ phân giải của video.

+ int "first_frame" / int "last_frame" : Để căn thời gian hiển thị và biến mất của câu phụ đề, nhưng khác với các chương trình làm sub, kiểu "vẽ" phụ đề này không hỗ trợ theo thời gian mà phải theo khác frame (khung hình). Như ta đã biết, ngày trước khi làm phim, họ phải sắp xếp các ảnh theo một thứ tự để tạo ra hiệu ứng chuyển động, và đây cũng vậy. Mỗi video có thời lượng trên 1h có hàng ngàn frame, bạn phải dùng các chương trình như VirtualDub (Mod) để kiểm tra frame trước khi nhập dữ liệu vào đây.

+ string "font" : Dùng để set font cho phụ đề, và phải là font đã được cài đặt sẵn trong máy.

+ float "size" : Kích thước font

+ "text_color", int "halo_color" : Dùng để chỉnh màu chữ và màu viền của sub. Sử dụng bảng mã màu HTML. Nếu bạn không biết thì có thể sử dụng AegiSub để lấy mã màu từ công cụ Style Assisstant.

+ float "font_width" : Độ rộng của font, khuyến cáo set giá trị từ 110 -> 180

+ float "font_angle" : Căn chỉnh lề font, chỉnh giữa (center), căn lề trái (left), căn lề phải (right),...

+ bool "interlaced" : Bạn có thể bỏ câu này khi không cần dùng. Nó dùng để khử hoặc tăng interlace (hiện tượng sọc ngang thường gặp trong khi encode các video được quay từ máy quay kỹ thuật số, DVD chưa được decrypt hoặc chưa decrypt đến nơi đến chốn)

> Sử dụng Plugin VSFilter:

Một công cụ thông minh và cực mạnh, giúp bạn add hardsub vào video trực quan hơn nhờ nhiều phần mềm hỗ trợ khác mà không cần qua những dòng lệnh khô khan, chỉ cần qua 1 câu lệnh đơn giản là bạn đã đưa được sub vào video với chất lượng sub hoàn hảo (phụ thuộc vào chất lượng video).

Các định dạng sub được hỗ trợ: SubRip (.SRT); DVD VobSub (.SUB); SAMI (.SMI); SubStation Alpha (.SSA); Advanced SubStation Alpha (.ASS)

Với file sub dạng Bitmap (.SUB) (rip từ DVD), cú pháp như sau (bạn điền ở dòng nào cũng được, tốt nhất là ngay bên dưới mã lệnh nhập video):

Mã:
DirectShowSource("D:\Movies\Doraemon.mkv")
LoadPlugin ("<Đường dẫn tới file vsfilter.dll trong thư mục K-Lite>")
VobSub("D:\Movies\Doraemon.sub")
Với file sub dạng văn bản mà bạn hay down từ các trang phụ đề như SubScene.com hay từ các nhóm dịch phụ đề (Fansub):

Mã:
DirectShowSource("D:\Movies\Doraemon.mkv")
LoadPlugin ("<Đường dẫn tới file vsfilter.dll trong thư mục K-Lite>")
TextSub("D:\Movies\Doraemon.ASS")
- Cách trên dùng để add hardsub vào video. Có một bug nhỏ là nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một hình nhữ nhật nhỏ ở viền sub rất nhỏ mà nhìn thoáng qua không thấy được.
- Plugin chứa 2 file DLL dùng cho việc mã hóa ký tự unicode trong file sub. Bạn cần phải sử dụng Windows 2000 trở lên để có thể add sub tiếng Việt.

- Crop Video:

Dùng để cắt lược một số đoạn ảnh của video, giống như chức năng crop trên Windows Picture Manager ấy. Cú pháp như sau:

Mã:
crop( trái, trên, phải, dưới)
Tương ứng với các vị trí "trái", "trên", "phải", "dưới" là các thông số crop. Nếu muốn thu giảm lại, bạn thêm dấu "-" vào trước thông sô, VD:

Mã:
crop( 0, 0, -64, 0)
Với MeGUI, bạn có thể sử dụng luôn chức năng Auto Crop trong tool AVS Script Creator.

- Resize Video:

Sử dụng để kéo giãn / thu nhỏ video theo độ phân giải. Cách resize rất dễ và cũng có nhiều lựa chọn resize để đảm bảo hình ảnh có chất lượng tốt nhất. Cú pháp:

<ResizeMethod>(Width,Height)

Các Resize Methods:

- BilinearResize (phiên bản 1.0): Sử dụng bộ lọc resize giống như chức năng "precise bilinear" của VirtualDub, cho chất lượng ảnh mịn ở viền các chi tiết trong video. Thường áp dụng đối với các video có độ phân giải thấp và video đen trắng. Resize theo method này có ưu điểm là encode khá nhanh, có thể nói là nhanh hơn kha khá so với Spline64 hay Lanczos.

<BilinearResize>(Width,Height)

- BicubicRessize (phiên bản 1.0): Cơ bản dựa trên cấu trúc kiểu resize của BilinearResize, nhưng chia rời các khối lập thể đa chiều ở cạnh của vật thể ra làm hai. Tương tự chức năng "precise bicubic" của VirtualDub. Nhờ vậy BicubicResize có thể tùy biến nhiều hơn. Nhưng chất lượng resize chưa thật hoàn hảo.

<BicubicRessize>(Width,Height)

- BlackmanResize (phiên bản 2.58): Một kiểu resize mới được dựa trên Lanczos resize. Cho chất lượng vượt trội hơn tất cả các kiểu resize khác. Ưu điểm lớn nhất của method này là bảo toàn rất tốt các hiệu ứng chuyển động đa chiều. Bù lại, thời gian resize lâu hơn.

- GaussResize (phiên bản 2.56): Nếu bạn biết tên nhà khoa học cùng tên với kiểu method này thì bạn cũng đoán ra. GR sử dụng mã lệnh điều chỉnh độ nét p (mặc định 30). Giá trị của p có thể thay đổi từ 1 đến 100 (1 là rất mờ và 100 là rất sắc nét). Dù giá trị thay đổi, thời gian resize vẫn ổn định và có thời gian tương đương Lanczos4Resize ở cùng 1 video và cùng 1 thông số thiết lập.

- LanczosResize (phiên bản 2.0) và Lanczos4Resize (phiên bản 2.55): Đây thực sự là một trong các method tốt nhất về độ nét, và ngoài Blackman, Lanczos4 là một trong những method chủ yếu để resize video HD thành m-HD. Là một dạng "tiến hóa" của BicubicResize, nhưng cho phép thông số thiết lập cao hơn nhiều so với Bicubic và vì thế cho hình ảnh rất bén. Nhất là ở viền các clip video HD:






(Ảnh minh họa)

Nhược điểm duy nhất của method này là resize không được đẹp đối với các video bị resize xuống quá nhiều, hay với video có nhiều hiệu ứng bóng mờ (mây, hơi nước, ánh sáng,...).

- PointResize: Method resize đơn giản nhất, nó tạo các điểm (dot pixel) ở xung quanh các hình ảnh trong frame có màu trung gian giữa những chi tiết cạnh nhau bằng phương pháp lấy sample màu thủ công. Vì thế hình ảnh sẽ rất xấu, chỉ phù hợp với những phim hoạt hình dạng như Tom and Jerry cũ hoặc phim đen trắng.

- SplineResize: Phương pháp resize tương tự như LanczosResize, nhưng nó có thể giảm thiểu tối đa độ rung nhiễu của vật thể động, giảm hơn kha khá so với LanczosResize. Vì thế Spline cho hình ảnh đẹp hơn Lanczos, nhưng phương pháp này lại ngốn nhiều dung lượng hơn trên anime và cartoon. Bạn có thể sử dụng đối với mọi định dạng và thể loại, nhưng phù hợp hơn cả là những phim hành động có tần suất rung chấn cao.

Changelog cho các method resize:

v2.55 đã có Lanczos4Resize
v2.56 đã có Spline16Resize, Spline36Resize, GaussResize và mã lệnh hỗ trợ cho LanczosResize; nâng cấp tất cả các method resize.
v2.58 đã có BlackmanResize, Spline64Resize
- Đảo ngược video (Reserve):

Cú pháp:

Resize (sample.avi)
- Liên kết các video với nhau:

Chỉ làm việc đối với những type cùng loại như AVISource, DirectShowSource, MPEG2Source,... . Bạn không thể link các file video khác type lại được.

SegmentedAVISource (string tên_video_1, tên_video_2, bool "audio")
SegmentedDirectShowSource (string tên_video_1, tên_video_2, fps=xxx)
- Trim (Cắt,lược video theo thời gian) (phiên bản 2.56):

Cú pháp:

Trim (tên_video, int frame_đầu, int frame_cuối)
- Xoay video theo góc độ (Rotate-Turn) (hệ màu: [yv12] [yuy2] [rgb32] [rgb24]) (phiên bản 2.51/2.55)

Xoay trái 90 độ:

TurnLeft (clip)
Xoay phải 90 độ:

TurnRight (clip)
Xoay ngược 180 độ:

Turn180 (clip) (v2.55)
- Chuyển đổi trị số FPS (ConvertFPS):

Cú pháp:

Sử dụng để thay đổi trị số khung hình trên giây, thường thì người ta hay sử dụng chức năng này để down FPS nhằm giảm tải dung dượng chứ chẳng mấy khi up lên vì cho dù như vậy thì chất lượng chẳng suy suyển gì.


ConvertFPS (<clip>, float <chỉ_số>)
Xin nhắc lại: trên đây là các mã lệnh thường sử dụng nhất, còn rất nhiều mã lệnh khác bạn có thể tìm trong tài liệu hướng dẫn của AVISynth.

Sau khi viết xong script AVISynth, bạn có thể test ngay trên file AVS này. Nhấn chuột phải vào file AVS > chọn play, hoặc bạn cũng có thể kéo và thả vào cửa sổ chương trình Media Player Classic:



Và dĩ nhiên, dù hình ảnh có khác, nhưng file video vẫn không bị đả động gì. Cái hay của mã lệnh AVS là ở chỗ đó: linh hoạt và dễ kiểm tra, dù không trực quan cho lắm.
 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Phần II: MeGUI
(Part 1)​

Như tớ đã nói, MeGUI là một gói All-in-one bao gồm nhiều chương trình phục vụ cho việc mã hóa (encode) video và audio. Ưu điểm lớn nhất của MeGUI so với các chương trình khác là có giao diện trực quan, thân thiện, hướng dẫn cụ thể và được nhóm lập trình viên hỗ trợ lâu dài và tự động cập nhật.

Sau khi thiết lập "sơ cua" như đã nói ở trên, bạn có thể bắt đầu encode:

1. Nhập file media và xử lý sơ bộ file AVS:

Step 1: Khởi động MeGUI, chọn File > Open:



Bạn nhớ chọn ở phần "Files of Type" là "All Supported Encodeable files" để có thể nhập vào các video được hỗ trợ. Sau khi nhập xong, sẽ hiện ra thêm 2 cửa sổ nữa:



Step 2: Ô cửa sổ hiện video để test thử file AVS trước khi đưa vào encode, đừng đóng cửa sổ này lại vì bạn cần nó để điều chỉnh ở cửa sổ "AVISynth script creator":

Tab #1: Option

- Input:

+ Input DAR (Defined Aspect Ratio): Hiệu chỉnh tỉ lệ kích thước video. Có sẵn một số lựa chọn:

ITU 16:9 PAL (1.823361): Kích thước tối đa 720x557 theo hệ màu PAL (dành cho Trung Quốc, các nước phương đông, châu Âu,...)

ITU 4:3 PAL (1.367521): Kích thước tối đa 800x480 theo hệ màu PAL

ITU 16:9 NTSC (1.822784): Kích thước tối đa 720x480 theo hệ màu NTSC (dành cho Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam)

ITU 4:3 NTSC (1.367088): Kích thước tối đa 800x480 theo hệ màu NTSC

1:1: Video dạng vuông
+ Clever (TM) anamorphic encoding: Điều chỉnh tự động kích thước sao cho phù hợp với DVD gốc với những video bị "biến dị" (như corrupt hay không theo một tỉ lệ nào).
- Crop & Resize:



+ Crop: Đánh dấu vào ô này, bạn có thể cắt bỏ một phần của video tính theo pixel. Lưu ý là chỉ số cuối cùng của video phải là số chẵn. Bạn cso thể sử dụng chức năng Auto Crop để tự động cắt bỏ những video có vạch đen (Black Bar) thường thấy ở những video có tỉ lệ 4:3.

+ Resize: Điều chỉnh kích thước (Kéo giãn-co ngắn) video theo pixel và cũng lưu ý là chỉ số phải là số chẵn. Ô "Mod16"
được dùng để cố định chiều cao của video ở mức 480 (phù hợp với phim và anime chất lượng cao từ DVD).

* Lưu ý: Bạn không thể tăng chiều rộng của video so với kích thước gốc mà phải edit thủ công bằng cách nhấn vào tab "Edit", gõ chỉ số mà bạn muốn resize vào mới được:

Những phần khác các bạn không cần quan tâm.

Tab #2: Filters:

> Sub tab #1: MPEG2 Source: Dùng để tinh chỉnh một số tùy chọn khi file nhập vào là file VOB từ DVD gốc hoặc video gốc được nén từ định dạng MPEG2.

- MPEG2 Deblocking: Khử lỗi khối vuông khi encode.

- Colour Correction: Điều chỉnh bảng mã màu cho phù hợp, với anime và hoạt hình thì sẽ là YUY12, còn với phim ảnh thường thì là RGB. Những thông tin này tùy thuộc vào profile mà bạn chọn.

- Deinterlacing: Khử lỗi sọc ngnag do mất cân bằng về FPS gây ra (sử dụng đối với video copy trực tiếp từ DVD mà chưa qua xử lý hoặc từ camera vì video gốc từ những thiết bị này có chỉ số FPS rất cao). Nếu không có thì bạn không nên sử dụng chức năng này.

- Resize Filter: Chọn method resize (mặc định Spline64, khuyến cáo Lanczos / Lanczos4 / Spline64).

- Noise Filter: Sử dụng để cải thiện một chút về chất lượng với video bị nhiễu / vấp do DVD / VCD bị xước hoặc video từ máy quay kém chất lượng.

> Sub tab #2:

- Vertical Flip: Đảo ngược video, nếu bạn muốn xoay 180 độ video thì đánh dấu mục này.

- FPS: Số khung hình / giây. Khuyến cáo ở mức 23.976 FPS. Nếu không, bạn có thể kiểm tra FPS của video bằng công cụ MediaInfo:

> Sub tab #3:

- Nvidia Deinterlacer: Sử dụng công nghệ bện xoắn, ghép lớp FPS với nhau bằng công nghệ video của nVidia (Chỗ này tớ dịch theo tài liệu, chứ không rõ lắm)

Tab #3: Edit: Chỉnh sửa thủ công file AVS như trên notepad tớ hướng dẫn ở trên.

- Load DLL: Nạp các plugin của AVISynth vào script (mặc định chỉ có TCPDeliver.dll và DirectShowSource.dll, một số khác đã tích hợp sẵn như VSFilter, còn lại bạn phải tìm trên trang chủ)



Step 3: Click nút "Save". Bạn có thể xem trước đoạn video đã dược xử lý ra sao bằng cách nhấn vào nút
.

--> Trước khi nhấn "Save", bạn nhớ đánh dấu vào ô "On Save close and load to be encoded" để nạp file AVS vào MeGUI.

2. Thiết lập thông số encode:

Sau khi nhấn "Save" xong, quay lại cửa sổ chính, bạn sẽ thấy đường dẫn file AVS Input và file Output:



Configuration #1: Video

Có 2 cách để chọn các thông số encode lúc này :

Cách 1: Chọn các profile có sẵn:

Nói ra đã dài dòng, nên bây giờ mà giải thích từng profile một cho các bạn thì đúng là.... :( . Thôi để tớ giải thích ngắn gọn các prefix của các profile, phần còn lại tương đối đơn giản nếu bạn hiểu tiếng Anh, nếu bạn không hiểu thì sử dụng Google Translate nhé:



Đây là danh sách các profile chuẩn (dùng Ashampoo Snap chụp, hơi mờ, nhưng đủ nhìn) sau khi các bạn giải nén các archives profile ở trên ra (có 1 profile tớ tự tạo ở đầu, dành cho anime HQ, nhưng quên không đem mã nguồn lên đây :)) ).

x264:

- 1P: Tức là 1-pass đấy, nén 1 lần. Tốc độ khá nhanh nhưng chất lượng và dung lượng thì.... (nhất là nếu bạn chọn maxspeed). Bạn không thể thấy sự khác biệt giữa 1P và 2P nếu encode video LQ.

- AE (Adaptive Encoding): Tự động tính toán và chọn mức bitrate phù hợp nhất cho từng frame video) đại khái là chỗ nào có cảnh đẹp, nét, "nóng",... MG sẽ tăng bitrate lên hơn mức bình thường mà bạn set, còn ở chỗ nào LQ hơn (như mấy phần credit phim, đoạn chuyển cảnh (chỉ có màu đen), MG sẽ giảm bitrate đến mức tối thiểu). Thông minh thật! Nhưng không phải lúc nào nó cũng đúng khi tự động chọn như thế. Bạn có thể chọn thủ công, nhưng phải qua mã lệnh AVISynth.

- CE (Constant Encoding): Áp đặt số bitrate cố định và không thay đổi từ đầu tới cuối video (mặc định là 1000).

- CQ (Constant Quality): Cũng gần như trên, nhưng lại "lai" một chút giữa CE và AE (Cái này tớ không rõ lắm).

- Default: Thiết lập mặc định, cân bằng giữa dung/chất lượng video.

- Device: Thiết lập chuẩn dành cho các thiết bị nghe nhìn như iPhone, iPod, PSP, Android, Archos.Lưu ý: Nếu bạn muốn xem các video được encode bởi các profile này trên các thiết bị tương ứng, bạn phải sử dụng phần mềm đi kèm theo máy để chuyển đổi và có thể qua một số công đoạn kiểm tra tính tương thích H264 của các thiết bị. Tuy nhiên, ta rất ít khi gặp lỗi. (Cái iPod Video 8GB của tớ xem video x264 và chuyển bằng iTunes dễ dàng).

- DXVA-HD (DirectX Video Acceleration - High Definition): Nên sử dụng profile này khi bạn có card đồ họa rời hoặc chip đồ họa tích hợp cao cấp (khuyến cáo trên 256 MB). Sử dụng các chip GPU và công nghệ DirectX Video Acceleration để tăng tốc mã hóa video. Profile DXVA-HD sử dụng cho các video HD.

- DXVA-SD (DirectX Video Acceleration - Standard Definition): Cũng như trên, nhưng sử dụng cho video có độ phân giải trung bình hoặc kém.

- HQ-<xyz>: Các profile này do nhóm 300MB-United (nhóm chuyên làm các phim chất lượng cao, dung lượng trên dưới 300 MB bên Warez-BB ấy) tạo ra để encode các bộ phim HD hoặc DVDRip XviD xuống với dung lượng rất nhỏ (hầu hết là 300 MB, cao nhất koong quá 650 MB, có phim 720p chỉ có 500 MB). Họ đã chia các mức encode sẵn, ta chỉ việc sử dụng để encode (khuyến cáo Slow đến Slowest --> chất lượng cao và đảm bảo dung lượng hơn các mục kia).

- PD (Portable Device): Các profile do "chính chủ" (nhóm lập trình của Doom9) tạo ra, có nhiều lựa chọn hơn so với mục Device phía trên và hỗ trợ nhiều thiết bị di động hơn.

- SAStandAlone: 2 phần này giống nhau, nhưng chả hiểu tại sao họ lại phân ra như thế này. Chuyên sử dụng cho video độ nét cao, xem trên Xbox 360, PS3, Apple TV HD, AVC-HD (một định dạng video cao cấp sử dụng trong các đĩa DVD thế hệ mới, thay cho MPEG2 thông thường, AVC-HD có thể ghi lên DVD nhưng chỉ xem được trên các đầu máy hỗ trợ AVC-HD) và Bluray, HD-DVD.

- Unrestricted 1/2 Pass: Bài viết chủ yếu sử dụng các profile này làm ví dụ, tớ cũng đang dùng. Đây mới là các profile chuẩn, không giới hạn thông số (về bitrate, bộ đệm, các thông số thiết lập khác). Đảm bảo giữ được chất lượng nguyên bản mà chất lượng hầu hết như mong muốn.

XviD:

Hầu hết cũng như x264, nhưng ở các phần như '>90% comp. check (HQ)' thì đó là những chỉ số kiểm tra tính tương thích của video. Chỉ số càng cao thì càng ngốn thời gian nhưng bù lại, chất lượng được cải thiện.

> Sau khi chọn profile xong, bạn nhấn "Enqueue" để sẵn sàng encode. Bạn cũng có thể tách riêng bước kiểm tra video trước bằng cách nhấn "Queue Analysis pass" . Tùy chọn "Add pre-rendering job" (dựng hình sơ cua, ở định dạng lossless - không nén) thì... bạn có thể sử dụng, nếu ổ cứng của bạn còn dư khoảng... 100GB.

Cách 2: Thiết lập thủ công:

Chọn Profile bạn muốn dùng (x264 hay XviD), sau đó nhấn Config:

x264:

Tab #1: Main



- General:



+ Mode: Chọn chế độ encode, tùy vào profile bạn chọn mà nó sẽ đặt khác nhau. Ở đây ta nên đặt là "Automated 2-pass" nếu video mới được encode lần đầu tiên (chưa qua pass nào cả). Cụ thể ý nghĩa từng tùy chọn là:

> ABR (Average BitRate): Cũng giống như chức năng Auto-Encode đã giới thiệu ở bài trước, ABR sử dụng một bitrate chung cho cả video, áp dụng cho cả audio nữa. Ưu điểm là bạn có thể chỉ định dung lượng và chất lượng video nhờ tùy chọn này, tuy nó không thật sự chính xác.

> Const. Quantizer: Giữ nguyên các thông số lượng tử, thường áp dụng cho video dạng lossless (không nén, dung lượng trung bình 900MB cho 15 giây video ở độ phân giải 320x240). Thông số này thường những nhà làm phim họ hay dùng.

> Từ "2 pass - 1st pass" đến "Automated 3 pass": Encode lần lượt từng pass chỉ định. Mời bạn đọc lại phần I-1. Một số khái niệm mới / so sánh các định dạng để biết thêm chi tiết.

> Constant Quality: Áp dụng chỉ 1 số bitrate cho cả video. Nhược điểm lớn nhất là bạn không thể ước lượng dung lượng mong muốn bằng cách này.

+ Lossless: encode không nén video.

+ Ô chỉ số Average bitrate: Chỉ số bitrate trung bình cộng cho cả video. MG sẽ tự động tính toán và thay đổi số bitrate sao cho phù hợp, đảm bảo tổng số bitrate trung bình sẽ bằng con số này. Bạn cũng có thể ước lượng trước dung lượng video, VD: Video 864x480, HQ, 750 MB cần 800 kbps bitrate . Bạn nên sử dụng chức năng "Bitrate Calculator" (Menu Tools > Bitrate Calculator) của MeGUI để định trước số Bitrate với giao diện khá trực quan:



- Misc:



+ 2 tùy chọn đầu: Giữ nguyên, chỉ là mấy cái log không cần thiết

+ Threads (0 = auto): Sử dụng nếu bạn có bộ xử ls đa nhân (Core 2 Duo chẳng hạn), nó sẽ phát huy tối đa tài nguyên CPU để encode nhanh và đẹp hơn. Đặt ở mức 0 để MeGUI tự động phân tích nên sử dụng mấy thread.

Chú ý: Bạn không nên đặt chỉ số quá số nhân mà CPU bạn có vì sẽ gây treo máy nặng.

- Deblocking: Dử dụng để làm mịn viền đồ họa các chi tiết trong video, ngăn tình trạng khối vuông (giống chức năng khử răng cưa trong game). Đặt 0 để thiết lập tự động, đặt các chỉ số khác 0 để deblock các chi tiết từ ngoài vào trong và ngược lại, cũng như độ manh / yếu của chi tiết được deblock.



- AVC Profiles:

Dùng đêt hiết đặt chất lượng và độ nén chung ban đầu cho video bạn chọn, sở dĩ có những profile này là vì x264 được phát triển dựa trên H264, một chuẩn video được rất nhiều hãng hỗ trợ mà bản thân nó cũng có những chuẩn mực riêng để tương thích với nhiều sản phẩm. Có 3 tùy chọn chính:

+ Baseline Profile: Sử dụng khi bạn muốn encode video chất lượng trung bình khi sử dụng video trên các máy tính cầu hình yếu, cũ hoặc các thiết bị di động (như điện thoại di động chẳng hạn).
+ Main Profile: Sử dụng cho máy tính cấu hình loại khá (gọi là đủ xem DVD thôi) và sử dụng để truyền video qua internet kiểu YouTube.
+ High Profile: Sử dụng cho các phương tiện truyền thông chất lượng cao như HD-DVD, BluRay, DVD chất lượng cao và HDTV. Có độ rõ nét cao và tính tương thích với các thiết bị hiện đại tốt.

* Còn một profile nữa nhưng không được hỗ trợ trong phiên bản MeGUI và x264 mới là "Extended Profile". Loại này đặc biệt phù hợp với DVDRip, nhưng có một số lỗi trong quá trình tương thích ngược từ H264 đến x264 nên tớ xin được bỏ qua.

> AVC Level: Điều chỉnh mức AVC (độ tương thích, cũng gần như trên) bằng cách thiết đặt các chỉ số "level" cho video. Video có bitrate càng cao phải thiết lập level ở mức càng cao. Bạn nên chọn "Unrestricted/Autoguess" để MeGUI chọn level thích hợp nhất.

Tab #2: RC and ME (Rate Control and Motion Estimation)



- Rate Control:



+ VBV Buffer Size: Số bộ đệm bitrate tối đa để sử dụng trong quá trình encode. Nếu đặt chỉ số cao sẽ nhanh nhưng dung lượng video cao, nếu nhỏ quá sẽ bị giật hình khi xem. Bạn nên đặt chỉ số 0 là tốt nhất.

+ Maximum Bitrate: Chỉ số bitrate tối đa mà video có thể đạt tới trong quá trình xem hoặc encode. Với video chất lượng cao, bạn nên đặt trong khoảng từ 1500 đến 2000, còn nếu là HD hay m-HD thì 2700 - 8000. Lưu ý: Chỉ số này tính bằng kbps chứ không phải mbps.

+ VBV Intial Buffer: Chỉ số bộ đệm bitrate sử dụng khi bắt đầu xem (decode) hay encode phim. Thiết lập mặc định: 0.9

+ Bitrate Variance: Chỉ ố dao động giữa chỉ số Average bitrate với bitrate của các frame con, nếu bạn đặt là 0 thì nó sẽ trở thành Constant Bitrate. Mặc định: 1.0, khuyến cáo: 1.0 đến 4.0

+ Quantizer Compression: Độ nén bộ lượng tử hóa, sử dụng để nén các đoạn video cần bitrate thấp. Set ở mức 1, bạn sẽ có constant quality, set ở mức 0, chỉ số tính toán bitrate sẽ bị sai lệch cao. Mặc định và khuyến cáo: 0.6

+ Temp. blur of est. Frame Complexity: Chỉ số độ mờ, nhòe trước khi chuyển cảnh video. Mặc định: 20

+ Temp. blur of Quant. after CC: Cũng như trên, nhưng là sau khi chuyển cảnh video. Mặc định: 0.5, khuyến cáo (của tớ): 7.0
 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Phần II: MeGUI
Part 2​

- M.E:



+ Chroma M.E: Tự động điều chỉnh màu sắc trong video, vừa tăng chất lượng, vừa tăng độ nén video.

+ M.E Range: Điều chỉnh số bit màu (như 16-bit, 32 -bit). Số bit càng cao thì càng đẹp, nhưng encode càng lâu. Với anime và cartoon bình thường (dạng 2D, không có cảnh 3D hoặc hiệu ứng phức tạp), bạn nên đặt 8, còn với phim ảnh thì là 16 hoặc 32.

+ Scene Change Sensitivity: Độ thích ứng màu sắc khi chuyển cảnh, mặc định là 40. Nhưng nếu video có nhiều cảnh chuyển động nhanh hoặc chuyển cảnh với màu sắc tương phản nhau nhiều thì bạn nên tăng chỉ số này lên.

+ M.E Algorithm: Thuật toán chuyển đổi mã màu. Các màu sắc khác nhau trong video sẽ được "đóng" theo dạng các hình khối, và các khối tiếp giáp với nhau sẽ tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh nhiều màu sắc. Có các dạng:

> Diamond: Hình thoi
> Hexagon: Hình lục giác, phù hợp với video anime hoặc cartoon 2D
> Multi Hex: Đa cạnh (nhưng số cạnh là chẵn): Không phức tạp hơn Hexagon là mấy, nhưng chất lượng video xuất ra lại phù hợp với hầu hết các loại video <--- khuyến cáo.
> 2 tùy chọn cuối: Đóng khối màu theo hình đa giác, rất đẹp nhưng quá "thừa" đối với một video bình thường theo như mặt bằng chung hiện nay.

+ Subpixel Refinement: Làm mềm các khía cạnh của khối màu, cái này tớ không rõ lắm vì không thấy tài liệu họ đề cập đến gì cả.

- Misc:



+ Keyframe Interval: Như ta đã biết, một cảnh trong video do rất nhiều hình ảnh được sắp xếp theo một trình tự liên tục tạo ra hiệu ứng chuyển động. K.I thiết đặt kích thước tối đa của một GOP (Group of Pictures - không cố định bao nhiêu frame).

+ Min. GOP Size: Cũng như trên, nhưng là thiết đặt chỉ số nhỏ nhất.

+ Noise Reduction: Chỉ số khử nhiễu với video bọ vấp, xước,... . Thường thì không cần, nhưng nếu muốn, bạn có thể đặt chỉ số từ 100 - 1000, tương ứng từ nhiễu ít đến nhiều (1000 là rất nhiễu).

+ Encode Interlaced: Khỏi phải giải thích vì chắc ai cũng biết rồi, tớ cũng đã đề cập ở trên.

- Quant. Options (Quantizer Options):

+ CABAC: Nén video theo thuật toán CABAC mới chỉ có ở x264 (H264 là CAVLC). encode ở thuật toán này ngốn nhiều tài nguyên hơn, cũng như khi xem sẽ nặng hơn so với CAVLC, nhưng bù lại độ nén cao hơn nhiều.

+ Number of Reference Frames: Số frame được xử lý trong một giây. Chỉ số cao thì encode lâu, nhưng được kỹ hơn. Thiết lập mặc định 4.0 là tốt nhất nến bạn không nền thay đổi. Tuy nhiên nếu bạn muốn bảo toàn chất lượng thì nên đặt ở mức 5 hoặc hơn (tớ thường đặt ở mức tối đa - 16, và thấy tốc độ không chệnh lệch là mấy)

+ Mixed Reference Frame: "trộn" các frame trống hoặc có vùng rỗng với frame tiếp theo để lấp đầy khung hình. Nó cũng gần giống như khi bạn đặt một tờ giấy bị thủng lên trên một tờ giấy nguyên vẹn.

+ Trellis: Lọc khung hình và căn dung lượng theo các khung hình được lọc:

> None: Không lọc
> On Final MB (MacroBlock): Căn theo khối hình học cuối cùng trong một frame <-- tốt, cân bằng giữa tốc độ và chất lượng
> Always: Căn trên tất cả các macroblock, đẹp nhưng chậm hơn.

+ Psy-Trellis Strengh: Tính năng thửu nghiệm, cho phép bạn điều chỉnh độ "bén" của video thông qua bộ lọc Trellis.

+ 2 tùy chọn còn lại: Unnecessary (tài liệu viết thế này). Nhưng cái tip của MeGUI thì hướng dẫn phần "No Fasst P-Skip" là nếu kích hoạt P-Skip có thể tăng tốc độ encode, nhưng sẽ làm cho màu video bị "khô cứng" (như mấy đoạn cutscene hay sấm sét,...)

Tab #3: Advanced



(Phần này tớ sẽ viết sau khi dịch xong tài liệu, vì nó hơi phức tạp và không cần thiết cho người dùng không chuyên. Các bạn cứ để các thiết lập ở mức mặc định.)

XviD:

Không khác nhiều so với x264, nhưng có một số điểm bạn cần chú ý:

- Main Tab:



+ FourCC (Four-Code Codec): Mỗi video sau khi được xử lý thì sẽ có một code gồm 4 chữ cái chỉ tên codec của video đó. Nhờ vào code này, các phần mềm encode / decode mới có thể xác định được codec để xử lý. Với x264 thì chỉ có x264, X264, H264 hay h264; còn với XviD thì có XviD, DivX, DX50, MP4V. Tuy không ảnh hưởng gì nhiều tới phần mềm encode, nhưng thay dổi mã FourCC sẽ tạo ra một số khác biệt trong cách xử lý và giải mã video ở một số chương trình giải mã chuyên dụng như DivX, ffdshow, VLC,...

+ Motion Search Precision (MSP): Sở dĩ XviD có chất lượng cao là nhờ engine mã hóa và xử lý các chuyển động hiệu quả và rõ nét được dựa trên engine codec cao cấp DivX. MSP là một phần của engine đó, bạn nên đặt ở mức 6 - Ultra High để tối ưu hóa chất lượng.

- Advanced Tab:



+ Max Overflow Improvement: Với những frame thiếu hụt bitrate cần thiết, MG sẽ sử dụng chức năng này để nâng cao số bitrate bằng cách tính toán bitrate các frame xung quanh và "đắp" lại vào frame này sao cho vừa đủ (hoặc thừa một chút) để nâng cao chất lượng khung hình.

+ High Bitrate Scenes Degradation: Với những cảnh có bitrate cao đến mức dư thừa, MG sẽ giảm bitrate cho phù hợp. Chỉ số tính theo %, mặc định là 20.
 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Phần II: MeGUI
Part 3​

Sau khi thiết lập xong xuôi, nếu bạn đã cảm thấy ưng ý với các tùy chọn mà bạn đã thiết lập thì bạn nên lưu lại hoặc sửa đổi profile đang dùng.



- Delete: Xóa profile hiện tại (không thể xóa mục clipboard *scratchpad*)
- New: Tạo profile mới từ các tùy chọn của bạn.
- Update: sửa đổi profile bạn chọn theo tùy chỉnh của bạn trong profile được sửa đổi.
- Load Defaults: Nạp các tùy chọn mặc định.

Configuration #2: Audio

Cũng từ cửa sổ chính, bạn nhấn vào phần "Audio Input" (mặc định là đã có rồi, nếu bạn đã add video trước đó. Bạn cũng có thể encode nhiều audio bằng cách nhấn chuột phải vào một vùng bất kỳ ở mục Audio > New Track:



Ở mục "Encoder Settings", bạn có thể chọn các profile audio thích hợp:



Các loại profile chính là:

- Aften AC-3: Sử dụng file aften.exe để encode audio ở định dạng AC3 thông dụng của DVD, chất lượng âm thanh cao, dung lượng vừa phải, hỗ trợ đa kênh âm thanh.



- Aud-X MP3: Encode ở định dạng MP3, định dạng thông dụng và tương thích tốt với nhiều thiết bị. Encode với AX bạn cũng có thể tạo ra file MP3 đa kênh (multi-channel) mà chuẩn MP3 thường không hỗ trợ (có thể còn sót vài lỗi).



- FAAC (Viết tắt của FFmpeg Advanced Audio Coding): Sử dụng thư viện media FFmpeg để encode audio ở định dạng AAC. Có các thiết lập đơn giản và cơ bản nhất, dễ sử dụng.



- FFmpeg AC-3: Cũng sử dụng thư viện FFmpeg để encode, nhưng ở định dạng AC3, encode bằng FFmpeg AC-3 nhanh hơn Aften, nhưng cho chất lượng hơi kém.



- FFmpeg MP2: Chuẩn audio tương thích với định dạng MPEG2 của DVD, không hỗ trợ đa kênh nhưng lại có chất lượng âm thanh tốt, dung lượng hơi lớn.



- Lame MP3: Định dạng MP3 chuẩn, thường sử dụng kết hợp với XviD. Không hỗ trợ đa kênh nhưng có nhiều tùy chọn nâng cao. Hỗ trợ nén 2-pass cho chất lượng âm thanh tốt nhất.



- Nero AAC: Đây thực sự là Profile AAC mạnh nhất mà ta có. Cho phép encode audio ở định dạng AAC theo công nghệ âm thanh của Nero, có thể tăng kênh audio, thay đổi chỉ số đơn giản và có các profile riêng phù hợp từng nhu cầu. Nhược điểm là bạn không nên sử dụng Nero AAC để tăng âm lượng hoặc upmix lên 5.1 bằng SuperEQ vì rất dễ gây nhiễu tiếng.



- Vobris: Encode audio ở định dạng OGG, cho chất lượng âm thanh tốt hơn MP3 (nhưng không bằng AC-3 hay AAC), hỗ trợ đa kênh và dung lượng nhỏ, phù hợp encode các TV series và DVD chứa nhiều episode phim.



- Winamp AAC: Profile AAC khá mạnh, tuy không chuyên sâu như Nero AAC nhưng cho chất lượng âm thanh rất tốt, dù có upmix, downmix hay thay đổi âm lượng (khuyến cáo dưới 150%). Nhược điểm là không tương thích với các chương trình media player mà phải mux hoặc xử lý sang MP4 mới có thể nghe được W-AAC.




----> Chọn định dạng nào?

> Nếu là DVD hay phim VCD chất lượng trung bình, bạn nên chọn MP3 hoặc MP2.

> Nếu là DVD chất lượng trung bình (do người bán họ tự làm từ những bản DVD trên mạng) thì bạn nên chọn MP3 kết hợp với XviD.

> Nếu là DVD chất lượng cao, hỗ trợ đa kênh: Bạn nên chọn AAC (Winamp AAC hay Nero AAC cũng được) và đặt mức channel phù hợp với mong muốn (upmix lên 5.1 không làm tăng dung lượng nhiều, nhưng nó giúp thể hiện âm thanh tốt hơn nếu bộ loa của bạn hỗ trợ đa kênh).

> Nếu bạn rip phim HD hoặc muốn giữ nguyên chất lượng như trên DVD gốc: Bạn hãy chọn AC3 với mức thiết lập cao (HD khoảng 640kbps, DVD khoảng 320 kbps)

Tùy chọn cụ thể (hướng dẫn chung cho các profile):



Encode qua DirectShow, tức là để cho chip âm thanh xử lý, phần mềm chỉ việc thu lại âm thanh đó. Nếu có chip âm thanh tốt, bạn nên chọn. Còn không thì đừng, vì nó sẽ làm giảm đáng kể chất lượng âm thanh nếu chip âm thanh kém.



Sử dụng chế độ nén âm thanh DRC, cái này tớ không biết nhiều nên xin được bỏ qua (tài liệu có nói là nó áp dụng kiểu nén lossless như WAV nhưng dựa trên cấu trúc như zip nên ảnh hưởng tới chất lượng audio)



Tùy chọn này sử dụng để thiết lập số kênh âm thanh audio. Cụ thể là: bình thường các bạn nghe nhạc trên máy tính có loa "2 củ" thì hầu như bạn sẽ nghe thấy 1 bên loa là nhạc nền, một bên là lời hát. Việc chia kênh âm thanh nhằm mục đích chia các chi tiết âm thanh ra nhiều thành phần để bộ loa có thể phát tín hiệu tốt và thực hơn (tuy nhiên điều này chỉ là lý thuyết, vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào audio gốc). VD: Bạn đang sử dụng loa 6 củ và đang xem phim Mission Impossble chẳng hạn, rong một cảnh phim, có cảnh khói lửa, đạn bắn, giọng nói, nhạc nền,... thì mỗi "củ" sẽ thực hiện một âm thanh tương ứng, nhờ vậy sẽ cho âm thanh tách biệt và rất hay.

+ Keep: Original Channels: Giữ nguyên số kênh âm thanh.

+ Downmix Multichannel to Stereo: Chuyển âm thanh đa kênh (3 kênh trở lên) xuống còn 2.0

+ Downmix Multichannel to Dolby Pro Logic (II): Downmix âm thanh đa kênh xuống chuẩn Dolby Pro Logic (hoặc Dolby Pro Logic II). Là chuẩn âm thanh đa kênh kiểu cũ, gồm 3 kênh (với Dolby II là 4.1)
1

+ Convert to Mono: Downmix âm thanh xuống chỉ còn 1 kênh. Tất nhiên, khi chỉ còn 1 kênh thì âm thanh sẽ khá kém chất lượng. Bạn chỉ nên dùng cái này khi muốn chuyển đổi âm thanh thuyết minh (sau đó lồng 2 audio vào làm 1 trong video).

+ Upmix 2 to 5.1 via SuperEQ: EQ nghĩa là Extreme Equalizer - xử lý âm thanh tấn số cao. Là lựa chọn hàng đầu của những nhóm rip phim HD và có một PC khỏe. Nếu bạn có một máy tính cỡ Core 2 Quad và đặc biệt là có card âm thanh loại xin thì mới nên chọn mục này, vì những card âm thanh "thứ cấp" hay thậm chí là cả những chip âm thanh HDA tích hợp khi encode sẽ làm cho âm thanh rất rè, đặc biệt là ở âm lượng cao.

+ Upmix 2 to 5.1 via Sox Equalizer adjustment: Lựa chọn tốt với hầu hết các video, phim và anime đa kênh đây. Dựa trên tần số audio, chương trình encode sẽ tự động phân tích và lọc âm thanh ra các kênh khác nhau, cho chất lượng tốt nhưng không thể so sánh với SuperEQ nếu ở mức chất lượng cao.

+ Upmix 2 to 5.1 via center channel dialog: Đơn thuần chỉ là thay đổi số kênh âm thanh thành 5.1, trong đó lấy một kênh âm thanh trực diện ở giữa làm kênh chính.


Tùy chọn này dùng để định mức rate âm thanh chuẩn, các bitrate của âm thanh trong quá trình âm thanh tuân theo thông số này, vì không quan trọng lắm nên tớ xin được bỏ qua.




Tùy chọn để thay đổi profile (cấu hình) của audio. Vì encode âm thanh cũng phức tạp không kém gì so với video, nên nhiều nhà sản xuất phần mềm encode cũng đã bố trí sẵn một số profile chuẩn nhất định để encoder sử dụng:

+ Automatic: Tự động phân tích tần số. Qua đó đưa ra phương thức encode phù hợp.
+ HE-AAC(+PS): Sử dụng cho âm thanh có bitrate thấp, hay có độ trầm cao (tùy theo cảm nhận người nghe), để có mức chất lượng cao cho profile này, bạn cần set bitrate từ 160kbps trở lên.
+ AAC-LC (Low Equalizer): Cho âm thanh tần số thấp, âm lượng hơi nhỏ nếu set âm lượng ở mức 100% như cũ nhưng sẽ cho chất lượng âm thanh khá cao, ngay cả ở những mức bitrate thấp như 64-128kbps.



Tùy chọn thiết lập bitrate, quyết định chất lượng audio, có 2 mục:

+ Adaptive Bitrate: Hiệu chỉnh mức bitrate trung bình cho audio, cũng như video ở trên, khi nào audio có tần số thấp thì chương trình sẽ tự giảm bitrate để giảm dung lượng, và những chỗ có mức tần số cao thfi sẽ tăng lên hơn mức này.

+ Constant Bitrate: Áp dụng một thông số bitrate duy nhất cho cả audio.



Điều chỉnh biến số có thể sai lệch về bitrate trong quá trình encode, các bạn nên đặt mức mặc định (0.5 với Nero AAC và Winamp AAC).



Chuẩn âm thanh AAC được dựa trên cấu trúc cơ bản của âm thanh từ chuẩn MPEG2 (của DVD) và cách xử lý của MPEG4. Đánh dấu vào ô này, audio sẽ được encode ở định dạng MPEG2-AAC, đảm bảo tính tương thích tốt hơn về mặt đa kênh, nhưng không xử lý được một số chi tiết phức tạp trong các DVD có âm thanh AC3 hay âm thanh từ Bluray và HD-DVD mới áp dụng

Sau khi thiết lập xong, bạn nhấn OK, nếu có được hỏi thế này:

http://c.uploadanh.com/upload/1/195/0.773360001254621795.png

thì cứ nhấn "No", nếu nhấn "Yes" nó sẽ thay đổi profile của bạn chọn.
 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Phần II: MeGUI
Part 4 - End​

3. Encode với các thông số đã thiết lập.

Chuyển sang tab Queue, các job sẽ được liệt kê ở đây như thế này:



Ta cần chú ý ở cột Status, nếu là "Waiting" thì job đó đang chờ được chạy, nếu là "Postponed" thì là đang tạm gác lại, chưa được xử lý, "Error" là lỗi, "Done" là đã hoàn thành.



Để chuyển trạng thái khác sang Waiting hay Postponed, bạn chỉ cần click đôi chuột vào job đó. Lưu ý: Khi chạy một job đã done hay aborted, những file xử lý dở hay đã xử lý nhưng chưa được move đi chỗ khác sẽ bị ghi dè lên.

Sau đó bạn nhấn nút Start để bắt đầu encode, quá trình encode sẽ thực hiện từ trên xuống, bỏ qua các mục Aborted, Postponed hay Done

 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Phần III: MKVToolnix

Là một gói công cụ đóng gói file video ở định dạng MKV khá mạnh do Moritz Bunkus (http://bunkus.org) phát triển. Sử dụng bản quyền mã nguồn mở, có giao diện trực quan, dễ nhìn và tập hợp các chức năng khá đầy đủ và khai thác tốt khả năng của định dạng MKV. Gói MKVtoolnix gồm 3 công cụ chính:

- MKVmerge GUI
- MKVinfo GUI
- MKVextract GUI

Thường thì sau khi encode, MeGUI sẽ tự động đóng gói hộ bạn luôn, nhưng bạn lại không có được những tùy chọn nâng cao khá thú vị mà chỉ có GUI này mới có. Nhiều tính năng không được hiển thị ở giao diện bình thường mà chỉ có thể sử dụng mã lệnh để truy câp thì tớ xin được bỏ qua vì quá phức tạp và không có nhiều thời gian tìm hiểu.

1. MKVmerge GUI:

Sau khi cài đặt chương trình, bạn khởi động MKVmerge GUI bằng cách: Chọn Start > All Programs > MKVtoolnix > mkvmerge GUI



Phiên bản mới nhất tính đến ngày 12 tháng 9 năm 2009 là 2.9.8 (Tên mã là "C'est Le bon"), bài viết ở đây sử dụng phiên bản cũ hơn là 2.9.7 (Tên mã "Tenderness"). 2 phiên bản gần như không có gì khác biệt về giao diện nên bạn có thể yên tâm. Giao diện chương trình:



Tab #1: Input

Step 1: Từ cửa sổ chính, kéo và thả tập tin đã được encode (với video sẽ có đuôi .264 hay .xvid, với audio là .M4A, .MP4 hay .AAC) vào cửa sổ chính.



- Khung "Input Files": File gốc được đưa vào.

- Khung "Tracks, Chapters and tags": Các thành phần chính của video, các "Track" ở đây chính là video, audio, sub. "Chapter" là các mốc phân chia nội dung video (giống như chapter trên DVD, "Tags" là các từ khóa liên quan, không quan trọng.

Để thiết lập cho từng track, chapter, bạn nhấn vào các mục muốn thay đổi.

a) Video:

General Track Options:



- Track Name: Đặt tên cho track đó, mục này sẽ hiển thị khi bạn xem video hoặc trong mục MediaInfo. Không quan trọng lắm, thường thì người ta sử dụng để "đánh dấu" hay ghi cái copyright vào đây thôi.

- Language: Ngôn ngữ của track

- Default track flag: Set cho track này làm track mặc định (sẽ được xem đầu tiên khi mở file ra - nếu có nhiều video trong file MKV).

- Forced track flag: Khi mở file MKV, bắt buộc người xem phải mở track này.

- Timecodes: Sử dụng để chia các đoạn video theo thời gian.

Format specific options:



Hiệu chỉnh hình ảnh gốc của video, nhưng không làm ảnh hưởng đến file video bên trong. Có thể hiểu mục này như một dạng soft-edit video.

- Theo "Aspect Ratio" (Tỉ lệ khung hình):

> FourCC: Thay đổi mã FourCC (mời bạn xem lại phần MeGUI, nhấn Ctril+F với từ khóa là "FourCC" để biết thêm chi tiết). Với MKVmerge, bạn có thể thay đổi mã số này tùy ý.

> FPS: Quan trọng đây, bạn cần nắm được thông số FPS của video vừa được encode, sau đó type vào đây, nếu không nó sẽ có một số lỗi như thời gian phát nhanh hơn bình thường, audio và video "lạc" nhau,... . Mục này chỉ quan trọng với AVC/x264/H264 thôi, còn lại thì không vấn đề gì, chỉ cần bạn kiểm tra và nhập đúng thông số là được.

> Delay: Độ trễ video, nên giữ nguyên, nếu thích thì bạn hãy thử và sẽ thấy tác dụng của nó.

- Theo "Display width/height" (Kích cỡ video):

> Set ở ô số bên cạnh, file MKV được mở sẽ có kích thước như được thiết lập, tất nhiên chỉ là soft resize thôi. Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng như lúc bạn xem một bộ phim dạng MKV có kích thước 1280x720 chẳng hạn, kích thước video gốc bên trong là 864x480 thôi, nên khi xem hình ảnh có to ra, nhưng khi bạn chụp ảnh màn hình (nhấn Alt+I trong Media Player Classic) thì ảnh xuất ra vẫn là 864x480. Đấy, soft-resize là vậy, nên trong một số trường hợp nó rất hữu ích, nhất là khi bạn muốn rip từ DVD gốc mà khi xem trên màn hình 16:9 sẽ thuận khung hình hơn.

> Stereo copy: Điều chỉnh hình ảnh sao cho thuận tầm mắt.

> Stretch by: Sử dụng để kéo giãn / co ngắn thời gian hiển thị. Áp dụng cho video và phụ đề.

Extra Options:

Các thông số khác, không được liệt kê. Chỗ này liên quan đến mã lệnh nhiều nên tớ xin được bỏ qua. Nếu bạn muốn theo dõi và hiệu chỉnh các thông số này thì hãy xem qua các parameter bằng cách vào Menu Muxing > Show the command line :



b) Audio

General Track Options: Như trên

Format specific options:

> AAC is SBR/HE/HE-AAC/AAC+ : Bạn cần chú ý đến cái profile audio tớ đã hướng dẫn ở trên, nếu profile và các thiết lập thuộc các loại có tên như thế này thì hãy đánh dấu vào ô này, còn không thì giữ nguyên.

c) Phụ đề (Subtitle):

General Track Options: Như trên

Format specific options:

+ Charset: Cài đặt bảng mã cho phụ đề, nếu không sẽ hiển thị không chính xác. Khuyến cáo: Default, UTF-8, Unicode 1-1

Tab #2: Attachments

Là mục cho phép bạn gắn những file đính kèm có thể được sử dụng trong quá trình xem phim như ảnh bìa DVD, poster, font (để hiển thị phụ đề), nhạc nền,.....

Để gắn một hay nhiều file attach vào file MKV, đơn giản chỉ cần kéo và thả tập tin vào cửa sổ. Các file mới được gắn sẽ hiển thị ở khung bên dưới, các file đã được gắn sẵn trong file MKV trước đó sẽ hiển thị ở khung phía trên. Khi đưa file vào, MKVmerge sẽ tự động nhận diện type của file và sử dụng nó theo type đã định sẵn.

--> Đây là một chức năng hay, VD: Khi attach font vào file MKV, nó giúp player xem được phụ đề với font custom được set sẵn trong file (phụ đề) định dạng ASS chẳng hạn mà người xem không phải cài đặt font đó vào hệ thống. Ngoài ra bạn có thể gắn kèm hình bìa phim, poster, nhạc nền,... vào trong file MKV.



Ô này là để chọn "định dạng" (hay cách mở) mà file đính kèm sẽ được sử dụng (MIME). Có thể hiểu như sau: Khi trong máy của bạn có file đuôi .JPG thì Windows sẽ tự nhận đó là file ảnh số JPG và mở bằng Windows Pictures and Fax Viewer. MIME của MKV cũng vậy, thường thì bạn nên đặt mặc định vì mkvmerge chuẩn đoán file rất tốt.



Gõ vào đây để mô tả file attach, phần mô tả này sẽ hiện lên khi bạn kiểm tra file MKV bằng MediaInfo. Nếu để trống thì mặc định Mediainfo sẽ coi như file attach đó là cover của phim và tên mặc định là "yes".

> Attachment Style: Kiểu đính kèm, sử dụng khi file MKV bạn dùng được chia nhỏ ra làm nhiều file, bạn phải quyết định file đính kèm (nếu có) sẽ được gắn vào file bị cắt ra đầu tiên hay ở tất cả các file. Phần này không có tác dụng đối với một file MKV đơn lẻ.

Tab #3: Global



- File/Segment Title: Đặt tiêu đề chính cho file MKV, sẽ được hiển thị ở tiêu đề cửa sổ Media Player Classic (Để bật tính năng này, vào Media Player Classic > View > Option > Player > Chọn "Replace file name with title".

- Splitting: Mục chia nhỏ file file thành nhiều part, mỗi part là một phần video.

+ After this size: Điền số vào đây, mkvmerge sẽ cắt đôi file MKV kể từ mốc mà file MKV đạt tới dung lượng này trong quá trình mux (đóng gói). Với K là kilobytes, M là megabytes, G là gigabytes. VD: Nếu bạn muốn vắt file ở mốc 5MB thì gõ là 5M

+ After this duration: Cắt đôi file theo mốc thời gian bạn chọn. Gõ mốc thời gian theo công thức:
Mã:
<Giờ>:<Phút>:<Giây>.<mili-giây>
. Hoặc bạn chỉ cần gõ số giây vào đây, VD: 3600s tương ứng với 3600 giây.

+ After timecodes: Cũng như trên, nhưng có thể cắt nhỏ nhiều hơn 2 phần video theo thời gian. Các mốc thời gian cách nhau bởi dầu phẩy ",". VD: 00:03:58,:46:52:30,48:29:45 . mkvmerge sẽ cắt file MKV làm 4 phần dựa theo 3 mốc thời gian trên.

- Link Files: liên kết các file chia nhỏ qua một liên kết đặc biệt gọi là Segment UID Code (Bộ phim Đôrêmon 2009 Việt ngữ do nhóm Senchou thực hiện cũng sử dụng chức năng này). Tức là dù file có bị chia nhỏ ra bao nhiêu phần, nếu đánh dấu mục này thì khi play vẫn có thể phát từ đầu đến cuối phim được. Tất nhiên nó có một số hạn chế nhất định như khó (hoặc không thể, tùy trường hợp) ghi ra CD/DVD để xem trên đầu máy.

* Để play các file MKV bị chia nhỏ nhưng đã được link lại, khi xem phim bạn nhấn đúp vào biểu tượng Haali Media Spitter ở khay hệ thống:



Chọn như bên dưới:



- File/Segment Linking: Nối các file MKV bị chia nhỏ bằng cách sử dụng mã số UID. Đây là cách duy nhất để nối lại các file MKV bị chia nhỏ theo đúng thứ tự mà tớ biết. Để lấy mã số UID, các bạn sử dụng công cụ MKV Info đi kèm với gói MKVtoolnix (Start > All Programs > MKVtoolnix > mkvinfo GUI) VD:



Bạn chỉ có thể nối 1 lần 2 file, bằng cách sử dụng UID của file trước và sau, điền vào 2 ô tương ứng của mục này.

Các phần còn lại sử dụng cho việc tạo và edit các chapter cho video. Bài viết không đề cập đến vì không cần thiết lắm.

2. MKV Header Editor:

La công cụ có sẵn của MKVmerge, cho phép bạn chỉnh sửa các thông số của file MKV nhanh chóng. Từ cửa sổ chính của MKVmege, chọn File > Header Editor. Phần này khá hữu ích, giúp bạn thay đổi các giá trị của file nhanh mà không cần mux lại hoặc extract từng thành phần ra (bạn cũng có thể lấy UID bằng công cụ này). Tuy nhiên, nó không thể chỉnh sửa video.


3. MKVextract GUI:

Là công cụ không đi kèm trong gói MKVtoolnix mà bạn phải download riêng. Có chức năng giải nén các thành phần trong file MKV như sub, video, audio,... ra từng file riêng biệt. Để tách thành phần nào ra, đơn giản bạn chỉ cần chọn phần muốn demux, rồi nhấn "Extract":

 

Nintendoman

Anime God
Thành viên BQT
Phần IV: Một số GUI khác
(Hướng dẫn nhanh)​

1. AutoMKV (Phiên bản 0.98.5c)

Download Here

Một GUI khá tốt, tuy giao diện còn hơi rối so với MeGUI. Cung cấp đầy đủ các chức năng cần thiết để encode. Tuy nhiên, nó chủ yếu vẫn chỉ tạo ra các mã lệnh tự động cho người dùng là chính.

Trong gói AutoMKV chưa có chương trình Nero AAC Encoder. Bạn phải tải chương trình về từ link đã cung cấp ở trên, rồi copy vào thư mục <Thư mục chứa chương trình AutoMKV>\exe\BeSweet\

Giao diện chương trình:



- Đầu tiên, bạn chỉ việc chọn file Video vào và xuất ra.

- Chương trình hỗ trợ encode 2 file audio cùng lúc (phần Audio Track). Hỗ trợ Lame MP3, Nero AAC Encoder, Vobris và AC3. Nhưng không hỗ trợ encode audio lên mức đa kênh 5.1 mà chỉ dừng lại ở mức Dolby Pro Logic I và II. Để thiết lập về chất lượng, bạn kéo con chạy phía dưới (LowQual là chất lượng thấp, HiQual là chất lượng cao)



- Hỗ trợ 2 file phụ đề cùng lúc (hỗ trợ định dạng SRT / IDX-SUB / ASS / SSA) ở phần SubTitle Track.

- Phần "Choose Container, Codec and Profile": Cài đặt codec, định dạng file đóng gói và các profile encode (tương tự như MeGUI, nhưng sơ sài hơn)



+ Container: Hỗ trợ MKV, AVI, MP4, WMV, M2TS (định dạng của Blu-ray)

+ Codec: Hỗ trợ X264, XviD, DivX, DivX H264

+ Profile: Chọn các profile có sẵn. Các thiết lập ở đây hầu hết khá tốt và phù hợp nếu bạn cần encode nhanh một video clip nào đó.

- Filter: Bộ lọc video (cái này mình không thạo lắm)

Chuyển sang tab Advanced Settings. Ở đây có các tùy chọn về chỉnh kích thước/cắt bỏ video như MeGUI và điều chỉnh bitrate. Thiết lập theo thông số bạn muốn (cũng giống như MeGUI thôi)



Chú ý là... nếu phim/anime có file phụ đề riêng, bạn cần thiết lập ở 2 ô bên phải, phía trên về cách tạo phụ đề trong video.



"Burn Subtitle" là Hardsub, tức là khi xem không tắt đi được phụ đề, còn "Hide Sub" là softsub, khi xem tắt được. Tùy từng loại phụ đề có hiệu ứng hay không mà việc tạo sẽ cho ra tính chất khác nhau giữa 2 loại soft-hard sub này. Tớ thì thường dùng Softsub vì thường làm phụ đề đơn giản. Nếu bạn là encoder của một fansub nào đó thì bạn nên hardsub nó lại.

2 Tab còn lại là hiệu chỉnh Profile và quản lý tiến trình encode.

Khi đã xong xuôi, bạn quay về tab thứ nhất:

> Add to Queue: Lưu các thông số vào danh sách chuẩn bị encode
> Start Encoding: Bắt đầu encode
> Save Settings: Lưu các thiết lập để encode sau.


2. AutoMen (Phiên bản 5.4)

Download Here (For Windows)
Download Here (For Linux)

Một Encode GUI khá cơ cản. Giao diện rất đơn giản như sau:



Chương trình thậm chí còn không có cả mục thiết lập file MKV hay encode audio ở các định dạng khác. Nhưng cách sử dụng khá dễ. Chọn codec (XviD, x264, WMV - nhớ cài Windows Media Encoder).

"Video Size" chọn kích thước video.

"Final Size": Chọn dung lượng xuất ra, chương trình cũng từ đó mà tính Bitrate

"Audio Quality": Chọn chất lượng audio, thường là từ 128~192kbps. Audio xuất ra định dạng MP3

Tab Advanced Settings:



"Resizer": Chọn phương thức thay đổi kích thước video. Nên chọn mục số 7 hoặc số 9. Sẽ cho ra chất lượng tốt hơn.

"Manual Bitrate": Chỉnh bitrate cho video.

Các mục ở dưới dùng để cắt video theo kích thước, dùng để loại bỏ các vùng màu đen (Black Bar) trên video từ DVD.

Lame Options: Set thông số encode audio. Nên thiết lập CBR với video HQ, sampling rate chọn 48000

* Đừng quên thiết lập các file chương trình cần thiết để có thể encode được.

3. WinMenc (Phiên bản 0.81 Beta)

Lần đầu mới tập encode mình cũng hay dùng cái này. GUI nhỏ, dễ sd, hỗ trợ dạng dòng lệnh .bat thui nhưng khá trực quan.



Đầu tiên, ta "bắn" file video và audio vào. Nếu muốn encode từ DVD thì nhấn tab DVD, sau đó chọn ổ đĩa, các "đồ chơi" khác trong DVD rồi nhấn "Add DVD to Batch"



Tab Video:

- Chọn định dạng: XviD, x264, DivX (cần có DivX VFW Codec), MPEG1, MPEG2, FLV, WMV, Copy (sao chép trực tiếp, không encode), No Video (không có video).

- Set mức bitrate, đặt khoảng tầm 1000 là đẹp ;)

- Set Video Size: Điều chỉnh kích thước. Nếu mục nào chưa có sẵn thì gõ <Chiều rộng>:<Chiều cao>

- Video Frames: Set mức 23.976 là tốt nhất, hoặc từ 20 trở lên để không bị giật hình. Những video có độ phân giải cao nên đặt cao hơn.

- Aspect Ratio: Chọn tỉ lệ video (16/9: Đại vĩ tuyến - DVD-HD ; 4/3: Trung vĩ truyến - TV)

- Multi-Thread: Chọn 2 nếu bạn có bộ xử lý 2 nhân, còn không thì nên đặt là 1... . Nói chung, bạn có bộ xử lý bao nhiêu nhân thì đặt con số bấy nhiêu, vậy thui :D

Nhớ đánh dấu vào ô 2-Pass Encoding và 1-pass Turbo để encode 2-pass

Tab Audio:

- Chọn codec: Chọn AAC, AC3, MP3 là đẹp (tùy mục đích encode của bạn)

- Audio Sample: Chọn 44100 - 48000

Xong xuôi, bạn nhấn nút "Encode" phía dưới để bắt đầu.
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top