News [Google Stadia] Sự khởi đầu trên mây của giải trí điện tử

Cửa hàng game Nintendo nShop

GOOGLE Stadia
Nền tảng ‘đám mây’ cho tương lai giải trí điện tử



Bắt đầu từ năm ngoái (2018) Google đã ‘úp mở’ về một dự án với tên mã là ‘Project Stream’ với tựa game thử nhiệm của Ubisoft là Assassin’s Creed Odyssey. Đến nay ngày 20/3/2019, Google chính thức giới thiệu nền tảng ‘đám mây’ này, với tên gọi chính thức là Stadia, tại ngày hội các nhà phát triển game (GDC 2019).

Stadia của Google là một nền tảng ‘dịch vụ’ dành cho tất cả những ai quan tâm đến giải trí điện tử, bao gồm: người chơi (gamers), khán giả (game watcher) và nhà phát triển game bằng một cách đơn giản, trực tiếp và tập trung nhất từ trước đến nay.

Mọi thiết bị đều có thể chơi game có chất lượng đồ họa cao

Stadia của Google giúp gười chơi sẽ có thể tận dụng bất kỳ phần cứng nào họ đang có và một kết nối internet: Tivi gia đình, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính để bàn mà không cần quan tâm đến cấu hình phần cứng của những thiết bị này nữa. Người chơi vẫn có thể thưởng thức những tựa game với chất lượng đồ họa cao, mà không cần phải thực hiện các công đoạn: tải về (downloading), nâng cấp (update/upgrade), cài đặt bản vá (patches),... Do đó, người chơi cũng không bị giới hạn về khoảng không gian mà có thể tiếp tục màn chơi của mình ở bất kỳ đâu với bất kỳ thiết bị phần cứng nào.


(Google Stadia cần một hạ tầng kết nối chất lượng,
mà 5G sẽ là "chất kết dính" hoàn hảo.)​

Nói một cách đơn giản với giải pháp này giúp người đơn giản hóa và tiếp kiệm thời gian để tiếp cận với một tựa game chất lượng đồ họa cao bằng thiết bị phần cứng mà họ sẵn có.

Để thực hiện được ‘nền tảng dịch vụ’ này Google đã chuẩn bị sẵn một hạ tầng đồ sộ, hiện tại với hơn 7500 điểm truy cập dịch vụ cho Stadia được đặt trên khắp thế giới, với sức mạnh xử lý đồ họa trung bình cho mỗi phiên kết nối có thông số gấp rưỡi chiếc PlayStation 4 Pro và chiếc Xbox One X. Cụ thể là, Stadia có thể thực hiện xử lý mở mức 10.7 teraflops so với 4.2 teraflops của hệ thống máy PS4 Pro hay 6.0 teraflops của hệ thống Xbox One X (Đọc chơi: 01 teraflop tương đương với khoảng một nghìn tỉ phép tính có dấu chấm động được thực hiện trong đơn vị thời gian là 01 giây, dùng để đánh giá sức mạnh xử lý của một hệ thống máy tính có phương thức xử lý song song.).

Yêu cầu phần cứng không còn là điều phải bận tâm, vì đã có Stadia 'lo'

Với tiềm lực về khả năng xử lý như vậy, hiện tại Stadia có thể ‘cân được’ các tựa game với độ phân giản lên đến 4K ở chế độ 60 khung hình một giây (frame/s) và tương lai khi hệ thống hoàn thiện hơn thì chất lượng còn được nâng lên đến 8K. Ở đây những người chơi là ‘streamer’ sẽ nhận thấy được lợi điểm: Họ sẽ không cần phải trang bị một hệ thống phần cứng để có thể ‘phát đi’ nội dung với chất lượng cao 4K/8K, mà Stadia sẽ ‘đứng ra lo phần việc này’.


(Yêu cầu sức mạnh tính toán giờ đây được xếp vào hạng 'thứ yếu')​

Tóm lại:
- Đối với người chơi/phát nội dung (gamer/streamer)

. Nhận được sự tối giải hóa quá để đưa ra quyết định mua sắm;
. Không cần phần cứng mạnh với chất lượng đồ họa cao, và phần cứng phụ để thực hiện việc streaming;
. Không cần lo phải tải về các tựa game có dung lượng lớn, tải về và cài đặt các bản nâng cấp hay bản vá lỗi;
. Không lo vấn đề về 'chơi gian lận' (cheat/hack);
. Quản lý tài khoản tập trung.

- Đối với người xem (watchers):
. Không lo hiện tượng giật hình (lagging) khi xem với chất lượng đồ họa cao;
. Hoàn toàn có thể chơi cùng ‘ngay lập tức’;

- Đối với nhà phát hành:
. Khoảng cách giữa người chơi và nhà phát hành được rút ngắn, họ có thể ‘giao tiếp’/phản hồi một cách nhanh nhất;
. Nắm bắt được nhu cầu của người chơi một cách tập trung;
. Tiết kiệm chơi gian và chi phí phát hành một tựa game, một dự án game;


(Stadia - Tối giản hóa cách tiếp cận một tựa game.)​

Tay cầm chơi game: Hình thức không đổi, nhưng phương thức thì đã khác

Vì Stadia không đòi hỏi người dùng cần đến một thiết bị phần cứng ‘đứng ngay sau màn hình’ nào cả, cho nên chiếc tay cầm” của nền tảng này cũng được thiết kế hết sức đặt biệt: Đó là kết nối trực tiếp vào mạng internet thông qua wifi. Trên “chiếc tay cầm” này cũng được trang bị một số nút bấm ‘thời thượng’: Chụp/Ghi màn hình, trợ lý ảo (có lẽ là Google Assistant), nút streaming. Cá nhân mình nghĩ: “Chiếc tay cầm” Stadia chỉ là một kiểu mẫu (1st-party), về sau các nhà phát hành có thể tự thiết kế kế riêng để đáp ứng với một cách chơi riêng của từng tựa game mà họ mong muốn với những tính năng ‘tối thiểu’ trên chiếc tay cầm 1st-party này.


("Chiếc tay cầm" gamepad được 'định nghĩa lại' hình thức kết nối)​

Google cũng cho biết: Stadia sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2019, trước hết là các vùng lãnh thổ của Mỹ, Anh và châu Âu. Một trong những tựa game đầu tiên sẽ khởi động nền tảng này là tựa game Doom Eternal, đến từ nhà phát hành id-Software. Bên cạnh đó, Q-Games studio cũng đang làm việc để sớm mang một tựa game AAA ‘chưa biết tên’ để kịp ra mắt cùng với 02 tựa game đã phát hành trên các nền máy chơi game chuyên dùng là Assassin’s Creed Odyssey và Shadow of the Tomb Raider.

Riêng Google cũng thành lập một sudio được gọi là: Stadia Games and Entertainment, với giám đốc điều hành là ông Jade Raymond. Ông Raymond chính là giám đốc sản phẩm của dòng game Assassin’s Creed đến từ hãng Ubisoft tại Toronto. Google chưa đề cập đến các mức phí hoặc hình thức thu phí của ‘dịch vụ’ Stadia, những chi tiết này chắc chắn sẽ được tiết lộ thêm vào dịp E3 2019 sắp tới vào khoảng tháng 6.

 
Sửa lần cuối:

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Mua máy PS4 tại nShop

Banner Blog 4

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Gundam Plaza

Gundam Plaza

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top