Lịch sử phát triển của Fire Emblem

Cửa hàng game Nintendo nShop

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

AbraShiva

Bwahahaha
Thành viên BQT
Lịch sử phát triển của Fire Emblem


Có thể kết luận rằng khi Fire emblem 1 được phát hành trên NES (Nintendo Entertainment System) ở Nhật ngày 20/4/1990, nó đã tạo nên thể loại chiến thuật nhập vai. Với cái tên Ankoku Ryu- to Hikari no Tsurugi (Dark Dragon and the Sword of Light),Fire Emblem thành công ngay lập tức trên thị trường Nhật Bản và trở thành một phần văn hóa thế giới, là một trong những game nổi tiếng đầu tiên trong giới game thủ. Với cách chơi siêu việt được thiết kế bởi Shouzou Kaga và một thiên sử thi âm nhạc do Yuka Tsujiyoko tạo nên, Fire Emblem thật sự là một viên ngọc quý. Bên cạnh những giá trị đó, nó được thể hiện trên nền 8-bit tuyệt vời và sở hữu một lượng chưa từng có các hình ảnh nhân vật độc nhất.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Fire Emblem 1 có phiên bản tiếp theo trên hệ NES vào ngày 14/03/1992 dưới hình hài Fire Emblem: Gaiden, một từ theo đúng nghĩa đen là "side-story". Gaiden có thể được so sánh với Zelda 2 bởi những nhân vật mới, những đặc tính chính khác biệt với tiền thân của mình và có một ít sự kỳ lạ, chẳng hạn như hệ thống phép thuật mới với các phép rút HP của người sử dụng, và khả năng để thực sự thám hiểm các làng và thị trấn. FE2: Gaiden khá thành công, nhưng không bao giờ đạt đến sự nổi tiếng của phiên bản đầu tiên. Gaiden đánh dấu sự kết thúc của loạt Fire Emblem trên NES.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Chỉ một năm sau đó, 1993, Fire Emblem series lại thổi tung thị trường Nhật Bản một lần nữa, lần này là ở mức độ cao hơn. Fire Emblem 3: Monsho- no Nazo (Mystery of the Emblem) là một thành công khổng lồ, chiếm giữ vị trí quán quân bảng xếp hạng của Famitsu trong một năm. FE3 là một sự mở rộng phi thường những giá trị game có được, bao hàm cả hai bản remake xuất sắc của Fire Emblem trước và một phần tiếp theo mới hoàn toàn.

Sự nổi tiếng của FE3 khiến nó có thêm cả anime và OAV. Bộ anime không được đánh giá tốt và chưa bao giờ có được một lượng lớn khán giả, và do đó nó bị hủy bỏ sau hai tập. Phụ đề tiếng Anh được thêm vào sau đó nhằm đưa nó đến các quốc gia phương Tây, và băng VHS vẫn khá dễ dàng có được từ các trang web như eBay hay Amazone.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Fire Emblem đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng ở Nhật Bản ngày 14/5/1996 với sự phát hành của Fire Emblem 4: Seisen no Keifu (Genealogy of the Holy War). FE4 phá tung vị trí số 1 của các bảng doanh số bán game và nhanh chóng trở thành tựa game Fire Emblem bán chạy nhất Nhật Bản từ trước đến nay, nó thường được xem như vương miện của dòng Fire Emblem. Nhiều fan kỳ cựu từ các nước khác đã và đang nhạp khẩu tựa game này, game được coi như một trong những tựa game uy tín nhất trên SNES. Một bản dịch game do fan làm đã hoàn thành vào năm 2004, khiến cho game đã có thể chơi được bằng tiếng Anh lần đầu tiên.

FE4: Seisen no Keifu cũng sở hữu những thẻ bài dùng để sưu tầm ở các hội chợ thương mại và sau đó đã có sự mở rộng cho các phiên bản nối tiếp của Fire Emblem.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Ngày 01/09/1999, Super Nintendo Entertainment System lừng lẫy trút hơi thở cuối cùng với Fire Emblem 5: Thracia 776, phiên bản cuối cùng cho hệ SNES. Thracia 776, khá giống Gaiden, là một dạng sidequest, lần này là của Seisen no Keifu. Nó là một game lớn với những giá trị có sẵn và sự cải tiến trên nhiều mặt, không chỉ toàn bộ nền đồ họa; nhưng nó không bao giờ nhận được nhều sự chú ý như các tiền thân của mình. Trong toàn bộ các tựa game Fire Emblem, Thracia 776 là hiếm nhất và khó mà có được nhất, thậm chí là ở Nhật Bản. Mặc dù sự thật là game không bao giờ nhận được sự tiếng tăm mà mình đáng được nhận , FE5 sẽ lắng đọng trong trái tim của gamer như một tựa game đáng kinh ngạc, không được đánh giá đúng tầm đã đánh dấu sự kết thúc của thư viện Super Nintendo huyền thoại.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


kỷ nguyên mới của loạt game được khởi nguồn với Fire Emblem 6: Fuuin no Tsurugi (Sword of Seals) ngày 28/03/2002, tựa game đầu tiên trong ba game FE dành cho Gameboy Advance. Game thay đổi lớn về cách chơi và đồ họa, chuyển loạt game đến gần thể loại nhập vai hơn là chiến thuật. FE6 có thể được xem như một bước ngoặc của loạt game; có nhiều đoạn hội thoại và mối quan hệ giữa các nhân vật sâu hơn trước đây, đặc biệt với hệ thống Support, cái đã thành một trong những tính năng đáng giá của dòng game. Fuuin no Tsurugibắt đầu với Roy, người xuất hiện thường xuyên trong Super Smash Bros. cùng với Marth (người hùng của FE1 và FE3).

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Vào ngày 03/11/2003, Fire Emblem 7: Rekka no Ken (Blazing Sword) có mặt trên các kệ hàng của Bắc Mỹ và hầu như trở thành một trong những game RPG cầm tay nổi tiếng nhất trong lịch sử. Được biết với cái tên đơn giản là "Fire Emblem" ở phương Tây để tránh gây khó hiểu, FE7 là game bán chạy nhất trong series,và thường được xem là tựa game tốt nhất. Một khởi đầu tuyệt hảo cho dòng FE vươn ra khỏi Nhật Bản. Thành công vang dội của FE7 đã gây shock ngay cả cho Nintendo, và khẳng định cho việc dòng agme này sẽ được phát hành trên toàn thế giới.

Rekka no Ken chơi giống như một bản nâng cấp nghiêm túc của Fuuin no Tsurugi trên GBA trước đó, với sự bổ sung lối chơi tốt hơn, phát triển nhân vật tốt hơn, và nhiều thay đổi trong đồ họa và nhạc nền hơn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Dựa trên sự thành công lạ thường của các tiền nhân, Fire Emblem 8: The Sacred Stones (Seima no Kouseki) tấn công vào thị trường Bắc Mỹ ngày 23/05/2005 và vẫn chưa thành công. Sacred Stones có nhiều điểm giống với Gaiden, tính năng backtracking bản đồ thế giới và nhiều sự xa rời khác với các bản còn lại của series.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Fire Emblem 9: Path of Radiance (Soen no Kiseki) được phát hành cho Gamecube vào ngày 17/10/2005 ở Bắc Mỹ và trở thành tựa Fire Emblem đầu tiên hoàn toàn 3D. Path of Radiance đã rất thành công đối với những ai sử dụng Gamecube. Nó có nhiều điểm chung với bản trên GBA hơn là trên console, và được đón nhận nồng nhiệt từ phía các fan, phát triển ngày càng vững chắc theo thời gian.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Fire emblem 10: Radiant Dawn là phần tiếp theo của Fire Emblem 9: Path of Radiance, được phát hành cho hệ máy Wii ngày 05/11/2007 ở Bắc Mỹ, có cùng kiểu cutscenes cel-shading. Game có hầu hết là các nhận vật điều khiển được và không điều khiển được đã được giới thiệu trong các phiên bản trước. Người chơi có cơ hội chuyển dữ liệu chơi từ Path of Radiance lên Radiant Dawn khi bắt đầu. Game dữ lại cách chơi như các phiên bản trước nhưng cũng thêm các đặc tính mới như các lớp nhân vật mới và sự nâng cao tính hữu dụng của ácc nhân vật chiến đấu. Radiant Dawn bắt đầu ở Daein với nhân vật chính là Micaiah và các đồng đội của cô chống lại quân đội Beginon. Câu chuyện chia ra làm bốn phần, và thay đổi bối cảnh giữa các thế lực trên lục địa Tellius.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Fire Emblem: Shin・Ankoku Ryū to Hikari no Ken là phiên bản thứ 11 của Fire Emblem và là bản đầu tiên có tính năng chơi online. Phát hành vào tháng 10 năm 2007 cho Nintendo DS. Game là bản remake của bản Fire Emblem đầu tiên. Fire Emblem: Shin・Ankoku Ryū to Hikari no Ken nangcao chất lượng đồ họa cũng như tận dụng hai màn hình của DS, tính năng đổi class và khả năng online. Câu chuyện của game tập trung vào hoàng tử Marth nhận một nhiệm vụ dành lại đất nước và giải cứu người chị bị bắt cóc. Các nhân vật và chapter không có trong bản gốc cũng đã được giới thiệu trong game cũng như những chi tiết bỏ sót trong Fire emblem : Monso no Nazo. Họa sĩ thiết kế nhân vật là Masamune Shirow. Trò chơi đã phát hành ở Nhật ngày 07/08/2008.

*********************************************************************************************​

Truyền thống của Fire Emblem

Fire Emblem series đã gắn bó với các thế hệ của Nintendo hơn một thập kỷ, với cốt truyện đa dạng và khá nhiều nhân vật so với các thể loại game khác, thế nhưng vẫn có những điểm tương tự giữa các game với nhau. Những truyền thống này xuất phát ngay từ phiên bản Fire Emblem 1: Dragon and Sword of Light, và một số phiên bản sau lại lấy cơ sở của Fire Emblem 4: Genealogy of the Holy War. Ở dưới đây bạn sẽ tìm thấy những điểm truyền thống trong Fire Emblems được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.​

  • Anna the Save Girl: Cô gái thường xuất hiện mỗi khi bạn muốn lưu game tên là Anna và cô ta đã gắn bó với Fire Emblem ngay từ lúc khởi đầu.
  • Beginning Bandits: Lúc bắt đầu game Fire Emblem nào bạn cũng sẽ bị lũ cướp tấn công. Đôi lúc chúng sẽ được gọi là bandit, pirates hay babarian nhưng cũng đều gần giống nhau cả.
  • Blue Lords: Thường thường các nhân vật chính của Fire Emblem, hay còng gọi là Lord, có mái tóc màu xanh dương. Phiên bản FE Thracia 776 đã phá thông lệ này với Lord có mái tóc màu đỏ cũng như Roy và Eliwood trên hệ máy GBA. Tuy nhiên, Roy và Eliwood đều mang trang phục màu xanh để giữ bản sắc của mình. Cũng như Hector và Lyn, hai tướng khác trong Fire Emblem 7 : Blazing sword đều có mái tóc xanh.
  • Dragons: Rồng luôn luôn xuất hiện trong Fire Emblem và đôi khi tượng trưng trên các logo của game. Mọi game trong Fire Emblem luôn nhắc đến các con rồng và tất nhiên có một class riêng đại diện cho nó như Makutate ( class này không xuất hiện trong Fire Emblem 7).
  • Enemy Dragon Knights: Mọi bản Fire Emblem đều có dragon knight và họ luôn chiến đấu bên phe địch. Thường thì sẽ có một dragon knight nữ trầm lặng, nghiêm nghị cùng như trong Blazing Sword với Vaida. Đôi khi, giống như ở trường hợp của Vaida, bạn có thể thuyết phục vài dragon knight gia nhập đội quân của mình.
  • The Introverted Knight: Môt hiệp sĩ gia nhập vào nhóm của người chơi, và thường xuyên trầm lặng. Truyền thống này bắt đầu với Roddy trong Mystery of the Emblem,và tiếp tục với Lowen trong Blazing Sword.
  • Jeigan Character: Chỉ người thầy của Marth từ Dark Dragon và Sword of Light. Jeigan là nhân vật bạn tiếp xúc vào giai đoạn mở đầu game, người có sức mạnh lớn hơn tất cả các nhân vật khác. Tuy nhiên, sự tăng các chỉ số chậm khiến nhân vật này bị vượt mặt bởi người khác. Vệ binh Marcus của Eliwood là một ví dụ trong Blazing Sword.
  • Navarre Clone: Truyển thông này hình thành từ swordsman hùng mạnh trong Fire Emblem đầu tiên. Mỗi Fire Emblem từ đó bao gồm một swordsman rất mạnh, người có thể diệt vô số kẻ thù. Bản Fire Emblem phát hành tại US giới thiệu Karel như là Navarre Clone.
  • Pale-Haired Character: Một nhân vật với mái tóc màu xanh xám là một phần trong Fire Emblem bắt đầu với Diadora của Genealogy of the Holy War. Trong Blazing Sword là Ninian và Nils.
  • The Pegasus Sisters: Họ không luôn luôn là chị em gái, nhưng những pegasus knight này thường rất thân thiết và có thể khá ồn ào. Truyền thống này bắt đầu ở Fire Emblem đầu tiên với Est, Katua, Paola và tiếp tục với Falina, Fiora, Florina trong Blazing Sword.
  • The Powerful Gato: Bắt đầu với Fire Emblem nguyên bản, người chơi thường được nhận một nhân vật rất mạnh khi vào gần cuối game. Được khởi nguồn từ Gato ở Fire Emblem đầu tiên,truyền thống tiếp diễn với Athos trong Fire Emblem cho Game Boy Advance.
  • Social Knights: Mọi bản Fire Emblem bắt đầu với hai knight trong quân đội của bạn. Thracia 776 có axe fighter thay cho knight, nhưng họ vẫn được xem như social knights.Có một social knight màu xanh lá và một màu đỏ, thường thì knight màu đỏ mạnh hơn trong khi màu xanh nhanh hơn và dai máu hơn. Vai trò này bị đảo ngược ở Ken và Sain trong Blazing Sword, nhưng họ vẫn là social knights.
  • Sucky Leader Syndrome:
    Lãnh chúa, hay các nhân vật chính trong game, hầu như luôn luôn như là những fighter trong Fire Emblem, và bạn cần bỏ chút quan tâm để giữ họ sống sót. Genealogy là bản Fire Emblem đầu tiên phá vỡ truyền thống này với Sigurd có Selis có khả năng tự chăm sóc mình. Blazing Sword không cần đi theo truyền thống trên, nhưng đôi lúc Eliwood và Lyn vẫn cần sự bảo vệ. Tuy nhiên, Hector chắc chắn không theo truyền thống này.
  • Woman Swordfighter: Genealogy of the Holy War bắt đầu truyền thống woman swordfighter với Ayra. Kara và Lyn, mặc dù là một lãnh chúa, nhưng vẫn là woman swordfighters trong Blazing Sword.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top