Nintendo Switch

Sau rất nhiều thông tin “trôi nổi” xung quanh dự án có tên mã “NX” của Nintendo, ngày 21/10 vừa qua hãng này đã đăng tải một videoclip dài 3 phút rưỡi, qua đó những người quan tâm đến ngành công nghiệp giải trí video game nói riêng, và những ai là “tín đồ công nghệ” nói chung đã có thể hình dung được hệ máy chơi game kế tiếp của Nintendo trông như thế nào. Thiết bị mới này có tên gọi chính thức là Nintendo Switch (NS), với nhiều điểm sáng đang chú ý.
-- Ấn tượng đầu tiên
Đầu tiên là, NS có một vẻ thiết kế ngoài khá bắt mắt, các chi tiết hợp lý dành cho một thiết bị chơi game chuyên dùng. NS trông "vừa lạ, lại vừa quen" khá giống một chiếc máy tính bảng, có phần phím bấm tháo lắp được, gắn ở 2 cạnh bên. Khả năng tùy biến cho tay cầm chơi game trong đoạn clip là chưa từng có trên một máy chơi game chuyên dùng từ trước đến nay.

Tại nhà, Nintendo Switch sẽ trở thành một máy chơi game để bàn với chiếc Nintendo Switch Dock, kết nối với màn hình tivi để người chơi tận hưởng khả năng hiển thị đồ họa cao đầy đủ trên màn hình có kích thước lớn. Với một chỉ thao tác dễ dàng là nhấc chiếc NS ra khỏi dock, lập tức chuyển sang ‘chế độ’ cầm tay mà vẫn giữ lại được những trải nghiệm tuyệt vời với tựa game mà người chơi đang chơi. Chất lượng đồ họa khi ở chế độ tay cầm cũng ở mức cao trên màn hình nhỏ của thiết bị này. Phần tay cầm có thể tách rời hoàn toàn, để hai người dùng chơi, tên gọi là Joy-Con. Phần Joy-Con cũng có thể lắp vào phụ kiện gọi là Joy-Con Grip để tạo thành một tay cầm game ‘truyền thống’. Ngoài ra, Nintendo Switch Pro Controller là một lựa chọn khác dành cho người dùng muốn trải nghiệm cảm giác tay cầm chơi game thật sự, thay vì ghép 02 chiếc Joy-Con lại với nhau. Nintendo Switch hỗ trợ các kết nối để nhiều người chơi có thể chơi những tựa game đối kháng với nhau.
Ông Reggie Fils-Aime, Chủ tịch kiêm Giám đốc kinh doanh của Nintendo tại thị trường các nước châu Mỹ, nhận xét: “Nintendo Switch mang đến cho người chơi nhiều cách và kết nối theo ý muốn của họ. Nintendo Switch cung cấp cho nhà phát triển game những khả năng mới mẻ, để họ tự do sáng tạo, mà tính ứng dụng vào thực tế cao. Những giới hạn trong cách chơi sẽ được xóa mờ.”
Theo những miêu tả trong đoạn video giới thiệu, thì NS sẽ ra mắt vào khoảng tháng 3 năm 2017, đây là một thiết bị ‘lai’ giữa máy chơi game để bàn và máy chơi game cầm tay. Có thể chia Nintendo Switch các thành phần như sau:
- Phần màn hình: Trông khá giống nhưng một máy tính bảng (tablet), có vẻ nhưng kích thước khoảng 6 inch (tương đương với màn hình của Wii U Gamepad là 6.2 inch). Hỗ trợ hiển thị hình ảnh chất lượng cao, nhưng chưa rõ phần màn hình này có hỗ trợ tính năng ‘chạm’ hay không. Vỏ mặt sau có một miếng đỡ, giúp người dùng có thể dựng thiết bị trên mặt phẳng (mặt bàn, hay sàn nhà...). Chất lượng hiện thị của màn hình này dường như cũng khá cao, cho phép hiển thị hình ảnh đồ họa sắc nét.

- Phần phím bấm (Joy-Con): Sẽ được gắn vào 2 cạnh bên trái và phải của phần màn hình, có thể tháo rời và kết nối không dây. Joy-con bên trái, bao gồm: phím (-) chưa rõ chức năng, một joystick đa hướng, nhóm phím điều hướng lên/xuống/trái/phải không được thiết kế theo kiểu chữ thập thường thấy mà có dạng tròn, phím ‘cò’ (L-trigger); Joy-Con bên phải, bao gồm: phím (+), nhóm phím chức năng Y/X/A/B, một joystick đa hướng, và một phím trông như phím HOME. Cả hai phần phím bấm trái và phải có thể hoạt động độc lập với nhau để trở thành 2 mini-gamepad hỗ trợ chơi 2 người hoặc dùng chơi như một gamepad duy nhất.

- Một ‘bá ghép’ (hand-grip) để gắn phần phím bấm trái và phải: Tạo thành một tay game ‘vuông vức’, có đèn có 2 đèn led báo trạng thái.

- Phần dock để kết nối với màn hình tivi (Nintendo Switch Dock) : Để hiển thị trên một màn hình lớn, NS cần được đặt cố định vào một ‘dock để bàn’. Trông có vẻ nhưng phần dock này có hỗ trợ tính năng sạc không dây cho phần tablet và cả Joy-Con trái/phải.

- Phần tay cầm “truyền thông” (Nintendo Switch Pro Controller): Thiết kế khá ‘mủn mỉm’ để ôm trọn lòng bàn tay tạo cảm giác thoải mái khi cằm. Các phím bấm cũng tương tự như 02 Joy-Con khi ghép vào với nhau.

- NS có thể kết nối không dây với nhau, hiện chưa biết tính năng này có thể hỗ trợ kết nối bao nhiêu chiếc NS với nhau, nhưng vào khoảng giữa đoan video cho thấy có khoảng từ 2 đến 4 chiếc NS chơi cùng màn đối kháng với nhau.

- Băng game: NS vẫn sẽ không chạy theo ‘lối bán hàng’ hoàn toàn qua mạng, mà sẽ hỗ trợ một khe cắm ‘băng game’.

- Nintendo dùng tựa game Splatoon, The Legend of Zelda: Breath of the Wild và Mario Kart 8 của hãng, Skyrim của Bethesda, cùng với một game bóng rổ có lẽ là NBA 2017, để trình diễn khả năng chơi game, và hiển thị đồ họa của chiếc Switch.

Ngay sau khi Nintendo đăng tải video về Switch, thì hãng Nvidia cũng lập tức có thông tin xác nhận, bộ xử lý đồ họa của Nintendo Switch là do chính hãng này thiết kế và phát triển. Nvidia cho biết: Dòng chip xử lý dùng trong phần cứng của NS thuộc dòng Tegra của hãng. Đây là dòng chip xử lý đồ họa đã được dùng trên một số thiết bị cầm tay và điện thoại thông minh, và nhận được đánh giá khá tốt về hiệu năng của giới quan tâm công nghệ.
Nói thêm về một chút về Tegra, dòng chíp này kế thừa được các thuật toán xử lý từ dòng GeForce của hãng Nvidia, có phạm vi tương thích rộng với các kiến thức phần cứng khác nhau, hỗ trợ ghép nối với các thiết bị ngoại vi, và nhiều nền tảng phần mềm. Dòng Tegra của Nvidia là một chíp tích hợp (dạng SoC: System-On-a-Chip), được phát triển trên nền kiến trúc ARM. Dòng này thích hợp cho các hệ thống phần cứng cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Sức mạch mà NS sở hữu, sẽ không giống bất kỳ một mẫu máy game console nào đang có mặt trên thị trường: Playstation 3, PlayStation 4, Xbox One,... Thay vào đó, với việc trang bị cho thiết bị một chip loại Soc, thì Switch lại cho những lợi ích về tính cơ động và tiêu thụ điện năng thấp.

(Thiết bị cầm tay Tegra Note 7 năm 2014 trình diễn khả năng hiển thị đồ họa chất lượng cao
qua giao tiếp HDMI với một màn hình cỡ lớn)
Thế hệ máy chơi game chuyên dùng để bàn đương đại đều dựa trên nên tảng kiến trúc của máy tính cá nhân x86. Trong khi đó, Nintendo quyết định lựa chọn một hướng đi hoàn toàn mới cho Switch, đó là kiến trúc ARM. Đây là lần đầu tiên một máy chơi game chuyên dùng sử dụng kiến trúc ARM để ứng dụng cho phần cứng. Do đó, mối lo ngại lớn nhất và rõ ràng nhất đó chính là công việc chuyển thể những tựa game đã có trên nền tảng phần cứng của các máy chơi game chuyên dùng đã có từ hãng SONY và Microsoft sang để chạy được trên NS.
Nintendo Switch được cho là sẽ sử dụng một bộ xử lý thuộc dòng Tegra được ‘tối ưu hóa’ nhằm phù hợp với đặc trưng phần cứng của sản phẩm này, và có lẽ việc này cũng ít nhiều sẽ khiến chi phí sản xuất linh kiện giảm đi.
-- Thách thức mới cho các hãng thứ 3
Như thường lệ, một thế hệ phần cứng mới ra đời chính là mảnh đất mới cho các hãng thứ 3 khai thác, tận dụng, và sáng tạo… Một danh sách ‘dài’ các hãng thứ 3 sẽ hỗ trợ cho phần cứng mới của Nintendo, hiện tại có khoảng 48 hãng cam kết sẽ hỗ trợ phần cứng mới này. Trong danh sách này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được những hãng mình yêu thích, và đang giữ trong tay những dòng game đình đám, như là: SQUARE ENIX CO., LTD; SEGA Games Co., Ltd; Bethesda; ATLUS CO., LTD; Activision Publishing, Inc.; Electronic Arts; KOEI TECMO GAMES CO., LTD; ...

Viết trên một post, đại diện của Nvidia cho biết: “Việc tao ra một thiết bị phần cứng độc đáo đòi hỏi phải đầu tư nghiêm túc về mặt kỹ thuật. Chúng tôi (Nvidia) và các kỹ sư của Nintendo đã nghiên cứu trong hơn 3 năm để tìm ra phướng phát triển một phiên bản Tegra tối giản, nhưng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu năng phần cứng, cùng với việc phát triển những gói thuật toán khai thác tối đa khả năng tính toán của chíp xử lý. Rồi, chúng tôi ‘đóng gói’ tất cả lại với nhau, và tin rằng nó sẽ tạo nên một sức mạnh mới mẻ cho thiết bị (Switch) này”.
Hãng Nvidia nói thêm: “Về phía hãng Nvidia, chúng tôi nghĩ còn rất nhiều nhiều việc phải làm, nhưng tất cả đều đã được dự tính. Mọi khía cạnh của công việc phát triển trước đây, sẽ có những thay đổi nhất định, trong đó đáng kể nhất đó là: Nền tảng phát triển phần mềm, các thuật toán, quan niệm liên quan đến kiến trúc phần cứng, các bản thiết kế hệ thống nền (gaming flatforms), bao gồm cả phần mềm và cách giao tiếp phần cứng, các giao diện lập tình (API), các bộ game engine, các giao tiếp ngoại vi (peripherals). Tất cả những yếu tố liên quan đến các công đoạn phát triển một tựa game sẽ được cách tân để có thể mang đến người chơi những trải nghiệm tốt nhất.”
Cuối cùng, đại diện của Nvidia nhận xét: “Đây là lần đầu tiên, một hệ thống giải trí điện tử tại nhà, mà mọi người có thể mang nó đến bất kỳ nơi đâu, với một sự ‘liền mạch’ không tồn tại giới hạn phân loại giữa máy chơi game chuyên dùng cầm tay và để bàn, một sự thuyên chuyển mượt mà giữa trạng thái ‘đặt tại chỗ’ và ‘di động’.

(Lộ trình phát triển 5 năm của dòng Nvidia Tegra)
Hãng Nvidia đã từng ‘nhúng tay’ vào thị trường thiết bị giải trí điện tử, cụ thể là trên phần cứng của máy PlayStation 3 của hãng SONY và cả chiếc Xbox của hãng Microsoft. Nhưng, thế hệ kế tiếp, họ lại rời sân chơi này, để nhường lại cho Advanced Micro Devices (AMD) ‘chiếm giữ’ cả Nintendo Wii U, Microsoft Xbox ONE và SONY PlayStation 4. Nền tảng xử lý “x86” lên ngôi và đó là lý do mà AMD đã được lựa chọn. AMD được cho là họ đã làm tốt công việc tích hợp phần lõi xử lý và đồ họa để tạo ra một dòng chíp mạnh mẽ, thuyết phục được các hãng khác. Trong khoảng thời gian này, Nvidia tập trung vào thị trường màu mỡ hơn đó là thiết bị di động với dòng Tegra có dựa trên kiến trúc ARM. Nvidia Shiled là điểm sáng và kết tinh cho nhiều năm theo đuổi thị trường di động. Nói cách khác, với kinh nghiệm “từng trải”, Nvidia đã và đang chứng tỏ mình là một trong những đối tác đáng tin cậy trong việc hỗ trợ các hãng khác ứng dụng kiến trúc ARM cho sản phẩm của họ, từ cả khâu đào tạo lẫn chuyển giao công nghệ.

-- Các vấn đề khác:
Nintendo chỉ mới giới thiệu chiếc Switch trong một đoạn video ngắn, tất cả sẽ được sáng tỏ hơn vào tháng 3 năm tới. Mọi chuyện đều có thể xảy ra, và đương nhiên từ bây giờ cho đến thời gian đó sẽ còn nhiều tin tức mới mẻ và cũng có lẽ sẽ đáng tin cậy hơn.
Các thành viên từ các trang tin tức công nghệ, và chuyên đề về video game, đang háo hức và đặt ra nhiều nghi vấn, giả thuyết, đánh giá,... xung quanh chiếc Switch. Tổng hợp sau đây sẽ phần nào ghi nhận lại những thông tin trên:
- “Switch” là một tên gọi độc đáo, có thể giúp dễ dàng phân biệt với các sản phẩm khác, và nó rất “riêng” không gây nhầm lẫn như trường hợp của Wii và Wii U.
- Phần cứng và các phụ kiện phần cứng đi theo thân máy là khá đa dạng và có phần phức tạp.
- Chỉ thông qua một videoclip ngắn, nên chúng ta chưa thật sự biết được sự kết nối giữa các tay cầm, kết nối giữa các máy NS với nhau và kết nối giữa các tay cầm với thân máy là như thế nào.
- NS không có sự xuất hiện của đối tượng chơi game là trẻ em, và người luống tuổi. Đa số những diễn viên nam thanh/nữ tú trong clip cho thấy họ là thanh niên, hoặc người đã trưởng thành, người có công việc, bận rộn và thường xuyên di chuyển.
- Trong videoclip cũng chưa cho thấy được phần cung cấp nguồn điện, đối với thiết bị hỗ trợ cầm tay thì đây là vấn đề hết sức quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng.
- Màn hình của NS chưa cho thấy khả năng có hỗ trợ cảm biến chạm (sensitive-touching), nhưng việc Nintendo định hướng cho NS là một phần cứng cầm tay là một quyết định đúng đắn vào thời điểm hiện tại.
- Khi phần phím bấm trái/phải được tháo rời khỏi phần màn hình, và người chơi sử dụng để điều khiển trông chiếc Wiimote và Num-chuck, khiến nhiều người tự hỏi liệu rằng có hay không việc phần phím bấm này hỗ trợ khả năng cảm biến hành vi (motion-control) như máy Wii?
- Thông quan NS, Nintendo cho thấy họ luôn là người dẫn đầu trong việc thiết kế tay cầm của một máy chơi game chuyên dùng. Chỉ thao tác tháo/lắp, chiếc ‘gamepad’ có thể ở 3 trạng thái khác nhau: Gắn liền trên thân màn hình, tách rời khỏi màn hình, và ghép trên cùng một hand-grip.
- Trong videoclip, người chơi có thể chuyển từ thiết bị máy game để bàn sang thiết bị cầm tay chỉ bằng cách “rút nó khỏi chiếc dock để bàn”. Liệu rằng tốc độ ‘chuyển đổi’ này có thật sự nhanh và dễ dàng như trong đoạn video trên.
- Với việc Nvidia khả định NS dùng dòng chíp xử lý Tegra, kiến trúc ARM; Nintendo thì chưa công bố chính xác hệ điều hành chạy trên phần cứng mới của họ là gì. Liệu rằng, Nintendo có thể mang đến một thiết bị chạy Android hay không. Tính đến thời điểm hiện tại, thì Android là nền tảng giao tiếp tốt nhất với kiến trúc ARM trên các thiệt bị di động.
- Hình ảnh phần phím bấm có thể tháo rời, và hoạt động không dây. Có lẽ nào NS hoàn toàn có khả năng kết hợp với một thiết bị đeo mắt, để cho trải nghiệm tương tự một VR-Glasses.
- Hình thức bán hàng, máy NS sẽ được đóng gói như thế nào. Những phần cứng nào sẽ có trong một hộp đóng gói của NS, và những phần nào được bán riêng. Có thể có phần cứng của hãng thứ 3 hay không. Rất khó trong việc phỏng đoán giá bán cho chiếc Switch.
- Liệu chiếc Nintendo Switch có kịp ra mắt vào thời điểm tháng 3/2017, hay sẽ tiếp tục trì hoãn.