Nhãn đánh giá nội dung game AO (Adult-only)
sẽ mạnh hơn M (Mature)
sẽ mạnh hơn M (Mature)

Hiện tại, để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến người chơi, và nhằm phân loại cho những tựa game. Các nhà phát hành dựa theo bảng xếp loại đánh giá Entertainment Software Rating Board (ESRB).
Theo đó, những tựa game có liên quan đến các hành động bạo lực, hay sử dụng từ ngữ mạnh, được gắn nhãn "Mature" - Mức độ đánh giá có mức độ cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, với tình hình phát triển của video game nói chung đang diễn ra khá nhanh. Nội dung và đề tài mà các nhà phát triển khai thác ngày càng rộng, đi sâu vào nhiều khía cạnh của cuộc sống. Kể cả, những gốc khất đen tối, xâu xa trong tâm hồn con người, và cả những tình huống hành xử cực đoan...
Tất cả những điều ấy, đôi khi cũng khiến cho những người chơi ở độ tuổi trưởng thành phải suy nghĩ, băn khoăn. Hay thậm chí tệ hơn, họ còn có thể bị ám ảnh, khi chứng khiến thông qua một tựa game nào đó mà họ đã chơi qua, trong một thời gian dài.

Đa số những nhà phát hành, và những nhà phân phối lẻ rất 'ngại việc dán' cho sản phẩm của họ một nhãn đánh giá cảnh báo nội dung mức cao, hay in thêm dòng "Nội dung chỉ dành cho người lớn" (Adults-Only). Vì, điều này có thể khiến sản phẩm của họ bị các bậc phụ huynh 'kì thị', hay thậm chí tẩy chay. Tuy nhiên, chủ tịch của hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Patricia Vance, rất muốn các nhà phát hành những sản phẩm videogame thuộc loại này, phải thành thật trong việc dùng các nhãn đánh giá nội dung, để bảo vệ khách hàng của họ.
Bà Vance cho biết: Từ trước đến nay, nhãn đánh giá AO (Adults-Only) được biết đến trên các tựa game có nội dung liên quan đến những hình ảnh 'tươi mát'. Nhưng, thật ra, nhãn đánh giá này còn được dùng để cảnh báo với người tiêu dùng về phần nội dung có liên quan đến bạo lực, và chủ đề chỉ dành riêng cho người trưởng thành.

Nội dung và hình ảnh bạo lực khó chập nhận, ngày càng nhiều trên videogame.
Một thực tế cho thấy, rất ít những tựa game được dán nhãn đánh giá Mature hay Audults-Only phổ biến trên các kệ hàng của những nơi bán lẻ. Vì lí do, thể loại này khá kén người chọn mua. Đồng nghĩa với việc, nhà phát hành phải gánh chịu khoản chi phí vật chất truyền tải dữ liệu, ví dụ như: chi phí bao bì, và các loại đĩa quang.
Bà Vance dự đoán rằng: Một khi, các nhà phân phối lẽ chuyển hướng sang phân phối thông qua hệ thống bán hàng bằng hình thức tải về trực tiếp từ mạng Internet, thì nhãn đánh giá loại AO sẽ xuất hiện nhiều hơn. Bởi vì khi đó, nhà phát hành sẽ không còn phải chịu áp lực về các loại chi phí kể trên nữa.
[Theo Gamasutra.com]