Thảo luận về nguồn gốc của "Mộc đế chiến ký"

Cửa hàng game Nintendo nShop


Đối với những người yêu thích game dàn trận thì hẳn không lạ gì series game Fireemblem của hãng Nintendo. Series game này thường được dân gian gọi là "Mộc đế" hay "Mộc đế chiến kỷ".
Cách đây mười năm, tôi bắt đầu biết đến series game này và bị nó lôi cuốn hồi nào chẳng hay. Từ đó tôi chơi lần lượt hết phiên bản này đến phiên bản khác của Fireemblem, hiểu được nhiều điều, thấy được nhiều cái từ nó. Nhưng có một "bí mật" mà tôi chưa phá giải được trong series game này.

Đó là cái tên "Mộc đế chiến kỷ" từ đâu ra, tại sao lại gọi như vậy. Tôi đã từng nghĩ theo lối chiết tự chữ Hán, "mộc đế" là đế chế, đế quốc gỗ; "chiến kỷ" hẳn là thời đại đấu tranh, đại loại như vậy. Nhưng tất cả chỉ là suy đoán.

Cái tên "Mộc đế" hẳn là chỉ mới bắt đầu khi game Fireemblem Monshou no Nazo được phát hành trên máy SNES vào năm 1994. ĩ nhiên trước đó, năm 1990 đã có Fireemblem Ankokuryu to hikari no ken và Fireemblem Gaiden năm 1992 trên Nes. Nhưng vào thời điểm này thì phần lớn gamer vẫn còn chơi game chủ yếu tại nhà hoặc ra quán, vì máy tính và internet chưa được phổ cập lắm và hãy còn là một thứ xa xỉ.
Vào thời điểm của hệ máy Nes, một băng (catridge) chứa rất nhiều trò nên chẳng mấy ai để ý tên của trò chơi hay "dịch" sang tiếng Việt mà chỉ gọi bằng những cái tên dân gian như "ăn nấm" (Mario), "ánh lộn đường phố " (Street Fighter),......và hẳn là lúc đó Fireemblem Ankokuryu to Hikari no ken và Gaiden chưa có cái tên tiếng Việt nào. Rõ ràng đây là hai game tương đối dài, không thể chơi xong trong một ngày nên hẳn cũng rất ít người chơi, nếu có ai chơi thì chắc cũng ít chú ý cái tên.....

Nhưng đến thời đại của SNES, mỗi đĩa mềm (hoặc Catridge) chỉ chứa được một trò, số lượng người chơi cũng nhiều hơn vì kỹ thuật tiên tiến của hệ máy này. Lúc đó người ta bắt đầu chú ý đến cái tên của game mình đang chơi, tuy nhiên vẫn ít người để ý tên gốc mà chỉ nhớ những cái tên được "dịch" sang tiếng Việt.

Như vậy thì cái tên "Mộc đế chiến kỷ" được gán cho Fireemblem từ khi nào? Tôi từng nghĩ là khi Nintendo phát hành game Fireemblem Monshou no Nazo năm 1994 và đó là game FF đầu tiên trên SNES.

Nhưng gần đây phát hiện được một điều làm thay đổi giả thuyết của tôi. Đó là game "Jutei Senki" do Enix phát hành trên SNES vào năm 1993, nghĩa là trước Monshou no Nazo một năm. Về mặt chiết tự, tên game được viết trong tiếng Nhật như thế này 「樹帝戦記」 trong đó "Ju" là cây, gỗ. "Tei" là đế chế, đế quốc, "Senki" là ký ghi chép những chuyện chiến tranh. Người Việt đọc sang âm Hán Việt là "Thụ đế chiến ký", ký ghi chép chuyện giao tranh của đế chế cây (??)



Đến đây, chắc bạn đã hiểu. Đây là một game dàn trận, có lẽ là một trong những game đầu tiên của thể loại này trên SNES. Có lẽ khi trò này xuất hiện, những cửa hàng trò chơi điện tử ở Việt Nam đã căn cứ vào cái tên tiếng Nhật này để "dịch" ra tiếng Việt, nhưng không hiểu vô tình hay hữu ý mà họ đổi "thụ đế" sang "mộc đế" (bản thân tôi thấy từ "mộc đế" đọc xuôi tai hơn nhưng cũng không biến đổi nghĩa mấy so với "thụ đế"), "chiến kỷ" được họ thay bằng "chiến ký".
Cũng có thể ban đầu họ cũng để là "chiến ký" nhưng dấu sắc và dấu hỏi nhìn xa cũng gần giống nhau, nhiều người đọc nhầm, lâu thành quen rồi chết tên "chiến kỷ" luôn.



Thế là kể từ đó, danh từ "Mộc đế chiến kỷ" hay gọi tắc là "Mộc đế" được dùng để chỉ những game dàn trận tương tự như Jutei Senki. Mà có lẽ sau đó một năm chỉ có mỗi Fireeblem Monshou no Nazo là game dàn trận, nên dòng Fireemblem được người Việt gọi luôn là "Mộc đế" từ đó.

_______________________________________________________________

PS: Bạn có thể tải Rom Jutei Senki từ nhiều trang cho download rom như Rom-world, ....Tuy là game dàn trận nhưng cách chơi khác hẳn Fireemblem. Nó đơn giản hơn và nhân vật chỉ có 3 chỉ số la Exp, Atk và Def. Nhân vật nào cũng có chỉ số HP như nhau và đều bằng 8.

Nội dung của Jutei Senki (trích đoạn mở đầu của game)

Vào một thời đại xa xưa, nhân loại đã phát triển phồn vinh cực độ. Những kỹ thuật mà họ tạo ra cung cấp cho họ nguồn năng lượng vô tận và làm cho cuộc sống phồn vinh hơn. Nhưng cứ tưởng sự phồn thịnh này kéo dài vĩnh viễn thì cùng với kỹ thuật do con người phát minh ra, lòng tham và lòng ham muốn chinh phục kẻ khác cũng bắt đầu nảy nở. Cái ác ngày càng lớn mạnh, cuối cùng kéo loài người vào biển chiến loạn, thế giới ngập chìm trong biển lửa.
Loài người vì muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng nên đã khai phát ra một loại binh khí là con át chủ bài của mình. Đó chính là "Kikai madouhei" (lính người máy biết dùng ma thuật) , một loại vũ khí chiến đấu tập trung hết tinh hoa kỹ thuật của loài người và là niềm hy vọng để kếyt thúc chiến tranh. Nhưng mọi việc không như họ nghĩ, loại binh khí này tập trung kỹ thuật cao độ của loài người nên họ không còn chế ngự được nó nữa khiến chiến tranh càng lang rộng, loài người đứng trước nguy cơ diệt vong.....


 
T_T vừa post ở bên Venonet xong
Công nhận bài viết khá là sáng tạo mặc dù nói về một chủ đề không còn gì là mới mẻ.Quả thật là rất ít người để ý đến cái tên "Mộc đế" khi chơi series Fire emblem của nintendo,ngay cả bản thân tôi cũng vậy.Từ này xuất hiện đã khá lâu từ thời mà hệ máy SNES còn thịnh hành ở mọi ngóc ngách hay mặt tiền các con phố cổ Hà Nội.Nhưng có một chi tiết mà tác giả chưa đề cập hoặc còn chưa biết...đó là phần lớn các đĩa mềm ở các quán điện tử là được sao chép từ một vài cửa hàng in đĩa game(ví dụ như Cao Trí ở đường Nguyễn Du).Mà đa số các chương trình sao chép này được lấy từ đĩa"700 trò nintendo" mà hầu hết các tên game trong đó đã được Việt Hóa hoàn toàn:như quả lắc thời gian(Chrono Triger),Đặt bom(bomberman),...Vậy nên cái tên"Mộc đế" có thể được đặt bởi người đã làm ra cái đĩa kia chăng?(hoặc là bác Cao Trí ở đường Nguyễn Du)
 
ko chính xác lắm,lúc mới ra game trên đĩa mềm thì làm j có đĩa cd collection 700nintendo hả ;)) có thể lúc lấy mua game từ nước ngoài về,tiêm bán game họ đặt như vậy rồi ng mua họ lấy theo tên đó luôn.Còn người đặt tên game đó,họ cũng hay đấy chứ;))

p/s:bạn như ngã thị văn post cả 3 nơi lận:nintendovn,venonet và gamevn.hồi trưa mới post trả lời bên kia xong wa bên đây trả lời tiếp :D
 

LethalRedArmy

Nấm bình thường
ko chính xác lắm,lúc mới ra game trên đĩa mềm thì làm j có đĩa cd collection 700nintendo hả ;))
Ai bảo không?
SNES là hệ máy có giả lập sớm nhất. Thời mới có máy UFO, đã có 2 đĩa 700 game và chương trình giả lập snes9x. Nhưng thời đó, đĩa CD là 1 thứ còn xa xỉ (120.000đ 1 đĩa), và PC cũng thế, nên chỉ 1 số ít người có điều kiện chơi thôi.
1 năm sau đó, đĩa CD giảm còn 60.000, và vài tháng sau thì 30. Lúc đó, đĩa 700 game mới phổ biến hơn.
 
Nhớ ngày xưa mỗi khi muốn chơi game mới thì đến cửa hàng vinh tính trong thành phố mua cái đĩa mềm đã chép sẵn hoặc mang đĩa mềm đến để người ta chép chp. Giá đĩa mềm 5k/ đĩa, chép game 1k/ đĩa, thời đó vẫn còn chép bằng Norton Commander, văn bản vẫn còn xài Vietres, những thứ này chắc giới trẻ ngày nay ít ai biết.

Thời đó đã có giả lập rồi, nhưng tốc độ load rom của nó chỉ nhanh hơn cái đầu UFO một tí thôi.
Có thể đoán là cái tên "Mộc đế" này xuất phát từ mấy bác đầu nậu nhập đồ lậu :D
 
Ai bảo không?
SNES là hệ máy có giả lập sớm nhất. Thời mới có máy UFO, đã có 2 đĩa 700 game và chương trình giả lập snes9x. Nhưng thời đó, đĩa CD là 1 thứ còn xa xỉ (120.000đ 1 đĩa), và PC cũng thế, nên chỉ 1 số ít người có điều kiện chơi thôi.
1 năm sau đó, đĩa CD giảm còn 60.000, và vài tháng sau thì 30. Lúc đó, đĩa 700 game mới phổ biến hơn.
:| oh my god ,tức là nó có sớm hơn cả nes emulator?
Mấy bác đầu nậu nhập đồ lậu vẫn mê game ;))
Vậy trò eo biển xanh thì sao,toàn mấy hòn đảo bay lơ lửng làm j có biển ở đó ;))nếu có họa chăng chỉ là mấy dòng suối thôi ;))
Mà cũng phục mấy ng đặt tên,hay đấy chứ..;))
 
Trò Eo biển xanh có phải là Romancing SAga 3 ko?Mà phải công nhận có nhiều cái được Việt Hóa khá hay:clap2[1]:Nhớ hồi đi chơi Ps2,thấy người ta "tinh dịch" Devil May Cry là "đến quỷ cũng phải khóc"(nghe hài ko chịu được,mỗi lần muốn chơi chả muốn gọi cái tên đếy tý nào í:myemo0125:).
 

Tiểu-Bảo

Super Baby Mario
Thành viên BQT
Trước giờ chưa chơi qua dòng này nhưng mà nhìn cái tên tiếng anh Fire Emblem => Ấn lửa :| :-?? Chẳng thấy mộc ở đâu cả :D

Chiến ký và chiến kỷ, khác nhau chỗ nào? Pro nào vấn đáp với ^^
 

Kawaii

Super Princess Peach
- Đúng là một tổn thất to lớn thiệt hai cho anh Bảo một trong những fan cuồng nhiệt của Nintendo mà hông hề bít một chút gì đó đến dòng game Fire Emblem - Mộc Đế, cũng giống như em chẳng có bít tý nào về Huyền Thoại Zelda vậy đó ^_^
Nhưng gần đây phát hiện được một điều làm thay đổi giả thuyết của tôi. Đó là game "Jutei Senki" do Enix phát hành trên SNES vào năm 1993, nghĩa là trước Monshou no Nazo một năm. Về mặt chiết tự, tên game được viết trong tiếng Nhật như thế này 「樹帝戦記」 trong đó "Ju" là cây, gỗ. "Tei" là đế chế, đế quốc, "Senki" là ký ghi chép những chuyện chiến tranh. Người Việt đọc sang âm Hán Việt là "Thụ đế chiến ký", ký ghi chép chuyện giao tranh của đế chế cây (??)
- Đây cũng là điều mà các anh chị đi trước đã từng nhắc đến nhiều trong những cuộc thảo luận Fire Emblem với nhau mà em thường được nghe thấy ^_^ đúng là một câu truyện muôn thưở ^_^

- Đúng thật là Fire Emblem tạm dịch ra tiếng Việt là "Dấu Ấn Lửa" nhưng đó là trên lý thuyết thoi, còn thật tế ở VN thì khác hơn rất nhìu (đúng là củi VS lửa ^^)

- Khi còn nhỏ Kawaii đã được nghe quen tai và từ đó mọi người cùng nhau truyền miệng ra cái tên địa phương là "Mộc Đế" ^_^ thời đó game dàn trận cũng không nhiều nhưng Fire Emblem đã tự khẳng định chính mình qua những yếu tố hấp dẫn quan trọng như (cốt truyện hay, gameplay hấp dẫn kịch tính, âm nhạc hào hùng và đồ hoạ lôi cuốn đẹp mắt) nên khiến nhiều ngườiấn tượng cái tên "Mộc Đế" mà dần quên đi cái tên gốc là "Fire Emblem"


- Thật tế còn khác, vào thời buổi đó chiếc máy SNES có một phụ kiện là UFO của China hoạt động dạng như Flash Card dành cho máy GBA & Nintendo DS dùng để chơi game copy hoạt động trên những chiếc đĩa mềm (disk A) mình còn nhớ FE 3 thì 2 disk, FE 4 thì 3 disk, FE 5 cũng là 3 disk luôn, hẳn các bạn cũng biết thời đó băng gốc SNES giá cả khá là gắt gao ^^! chính vì thế trên mặt bìa của dĩa mềm chỉ được viết lên những chử tiếng Việt như là Mộc Đế 4, Mộc Đế 5, Nấm Đuôi, Nấm Thế Giới... nên từ đó có bao giờ người ta chú ý đến tên gốc của game đâu ^_^ huống chi game chỉ toàn tiếng Nhật ^_^
TChiến ký và chiến kỷ, khác nhau chỗ nào? ^^
Đó là cái tên "Mộc đế chiến kỷ" từ đâu ra, tại sao lại gọi như vậy. Tôi đã từng nghĩ theo lối chiết tự chữ Hán, "mộc đế" là đế chế, đế quốc gỗ; "chiến kỷ" hẳn là thời đại đấu tranh, đại loại như vậy. Nhưng tất cả chỉ là suy đoán.

Đến đây, chắc bạn đã hiểu. Đây là một game dàn trận, có lẽ là một trong những game đầu tiên của thể loại này trên SNES. Có lẽ khi trò này xuất hiện, những cửa hàng trò chơi điện tử ở Việt Nam đã căn cứ vào cái tên tiếng Nhật này để "dịch" ra tiếng Việt, nhưng không hiểu vô tình hay hữu ý mà họ đổi "thụ đế" sang "mộc đế" (bản thân tôi thấy từ "mộc đế" đọc xuôi tai hơn nhưng cũng không biến đổi nghĩa mấy so với "thụ đế"), "chiến kỷ" được họ thay bằng "chiến ký".
Cũng có thể ban đầu họ cũng để là "chiến ký" nhưng dấu sắc và dấu hỏi nhìn xa cũng gần giống nhau, nhiều người đọc nhầm, lâu thành quen rồi chết tên "chiến kỷ" luôn.
- Như bạn Như Thị Ngã Văn đã viết ròi đó anh Bảo ^_^ cũng giống như chuyện cái tên Mộc Đế Chiến và Fire Emblem 4 - Thánh Chiến Truyền Kỳ nên nhiều người đọc nhầm quen miệng truyền nhau nên bây giờ mới phức tạp và mới có chiện cho chúng ta thảo lận sôi nổi đó ^_^
 

Tiểu-Bảo

Super Baby Mario
Thành viên BQT
Thuở nhỏ cũng nghe cái từ "Mộc Đế", "Mộc đế", "Mộc đế" rất quen thuộc từ bạn bè nhưng chưa có dịp thử qua. Thời đó chỉ bik chơi game đơn giản như Mario thôi (mình ngốc hơn tụi cùng lứa ? ^_^) . Lớn lên tí thì bị cuốn theo dòng PC nên quên mất Nintendo =((

Đối lập Mộc và Hỏa, cái tên thật khó tưởng :)) Ko ngờ sâu xa từ JP zị :|
 
Mộc: một từ có ý nghĩa về sự đơn sơ của quá khứ
Đế: ám chỉ những người nắm giữ những quyền lực, có khả năng thống lĩnh.
Chiến: những trận tranh giành quyền lực với cấp độ máu + lửa.
Kỷ: những hồi ức của quá khứ

Mộc Đế Chiến Kỷ: một game dẫn dắt người chơi quay về quá khứ để hóa thân vào những nhân vật đế vương trong truyền thuyết về Narga, qua đó tác giả của Nintendo muốn truyền thụ lại một phần của lịch sử, văn hóa của nhân loại cho các thế hệ sau qua trò chơi thay cho những cuốn sách khô khan.
 

Kawaii

Super Princess Peach
Mộc: một từ có ý nghĩa về sự đơn sơ của quá khứ
Đế: ám chỉ những người nắm giữ những quyền lực, có khả năng thống lĩnh.
Chiến: những trận tranh giành quyền lực với cấp độ máu + lửa.
Kỷ: những hồi ức của quá khứ
- Mộc = đơn sơ mộc mạc ^_^
- Đế = sức mạnh quyền lực, đế vương ^_^
- Chiến = tranh giành lãnh thổ, chiến tranh ^_^
- Kỷ = hoài niệm quá khứ, kỷ nguyên ngày xa xưa ^_^
Mộc Đế Chiến Kỷ : một game dẫn dắt người chơi quay về quá khứ để hóa thân vào những nhân vật đế vương trong truyền thuyết về Narga.
- Đây chính là những lời nói của một fan Fire Emblem chính nghĩa ... vì những gì bạn cảm nhận được là dựa trên 1 nền tảng gắn bó tình cảm với dòng game từ khá lâu rồi ... mình tin là như thế ^_^
- Bạn nói hay lắm ^_^ thank nhìu nhe ... Kawaii lại vừa sưu tầm thêm 1 nguồn gốc về danh từ Fire Emblem đầy ẩn ý từ huyền thoại Nintendo ^_^
Tác giả của Nintendo muốn truyền thụ lại một phần của lịch sử, văn hóa của nhân loại cho các thế hệ sau qua trò chơi thay cho những cuốn sách khô khan.
- Người Nhật rất giỏi giang trong việc truyền bá tư tưởng văn hóa của họ qua những tuyệt phẩm của nhân loại như manga, anime và nhất là game bản xứ ... chính vì thế từ thế hệ này qua thế hệ kia, từ già đến bé ... ai cũng tự hào vì nền văn hóa hào hùng lâu đời của dân tộc mình trãi dài qua từng năm tháng ...
 

The dark knight

Leader of the Sable's Order
Ờ, nghe có vẻ hay đấy, trước đây mình toàn dùng tên Fire Emblem, chẳng biết Mộc Đế là gì, sau có mấy thằng bạn cùng chơi FE mà nó toàn nói Mộc Đế, Mộc Đế, chẳng hiểu gì cả.Ít lâu sau thì mới ngã ngửa ra là đấy là Fire Emblem mà mình vẫn hay chowi8-{.Cám ơn mọi người vì mấy cái này nha, trước đây mình cũng đoán kiểu kiểu là như vậy nhưng không chắc lắm.Nhân tiện hỏi luôn:Ông già Azmure làm sao lại chết nhỉ(FE4),để mặc thằng Alvis lộng quyền???
 

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top